Lô Thanh Long Đầu Tiên Của Việt Nam Vào New Zealand

Theo Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ NN&PTNT), ngày 23-6 lô thanh long tươi có khối lượng 900kg đã đến New Zealand bằng đường hàng không và được khách hàng chấp nhận.
Đây là lô thanh long tươi đầu tiên của VN do Công ty TNHH SXTMDV Rồng Đỏ (TP.HCM) xuất khẩu vào thị trường New Zealand sau gần hai tháng được cơ quan chức năng của nước này chính thức cho phép nhập khẩu.
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt - giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ NN&PTNT), để được xuất khẩu vào thị trường này, trái thanh long phải được xử lý dịch hại bằng phương pháp hơi nước nóng (ít nhất là 46,5OC) trong khoảng 45 phút. Ngoài ra, trái thanh long phải lựa chọn từ các vùng trồng được cấp mã số và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tính đến thời điểm này đã có hai loại trái cây tươi của VN thâm nhập thành công vào thị trường New Zealand là xoài và thanh long. Trước đó, Rồng Đỏ cũng là đơn vị đầu tiên đưa được trái xoài giống Úc vào thị trường này bằng phương pháp chiếu xạ. Ông Mai Xuân Thìn, giám đốc xuất khẩu Công ty Rồng Đỏ, cho biết ngoài xoài giống Úc, dự kiến năm nay sẽ có thêm xoài cát chu và xoài cát Hòa Lộc được đưa vào New Zealand.
Related news

Gom cá giống đưa đi các tỉnh xa có nhiều rủi ro nhưng với ai thạo nghề vẫn có lãi. Đó là chia sẻ của những người làm nghề thu mua cá giống tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Nhờ "đội quân" này mà các ao nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc có đủ nguồn giống để sản xuất.

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Sau hơn 6 tháng ứng dụng quy trình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP, sáng 27/11/2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP (ảnh) cho 10 nông dân của Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình (ấp Tân Thới, xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long), với tổng diện tích 5ha. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 86 triệu đồng, thời hạn 2 năm.

Ông Phạm Văn Trường, ấp 2, xã Long Hòa cho biết: Lúa trồng ở đây đảm bảo sạch 100%, không dư lượng thuốc BVTV. Lúa bị sâu, rầy bà con xả nước vào ngập đọt ngâm khoảng 12 giờ rồi xả nước ra không con nào sống nổi. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được trồng trên đất nuôi thủy sản.