Già Làng Hạng Dụng Chúng Gương Mẫu, Làm Kinh Tế Giỏi
Già làng Hạng Dụng Chúng là công nhân Lâm trường Đặc sản Lai Châu, năm 1989 ông về nghỉ hưu tại bản Trung Dình, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà. Về địa phương, ông tham gia các phong trào hoạt động ở địa bàn dân cư, là Bí thư Chi bộ bản Hô Chim, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã...
Ở cương vị nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, gần gũi với mọi người. Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, đi đầu trong phong trào xóa đói giảm nghèo, nuôi dạy con cái thành đạt, ông được nhân dân tín nhiệm bầu chọn là già làng tiêu biểu.
Năm 1990, thực hiện chủ trương của huyện giãn dân, tái định cư, khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển KT – XH, ổn định nâng cao đời sống nhân dân.
Ông tuyên truyền, vận động hơn 10 hộ dân tộc Mông, bản Trung Dình, xã Huổi Lèng, đa số là họ hàng người thân của gia đình đến sinh sống, làm ăn, định cư lâu dài tại bản Hô Chim, nay thuộc xã Ma Thì Hồ (huyện Mường Chà). Các hộ dân đến tái định cư được UBND huyện Mường Chà (lúc đó là huyện Mường Lay) hỗ trợ xe vận chuyển đồ đạc, nhà, hàng hóa, hỗ trợ gạo và một số chế độ khác.
Tại nơi ở mới, gia đình ông Chúng gương mẫu đi đầu khai hoang, chuyển đổi từ sản xuất trên nương xuống ruộng để canh tác bền vững. Khai thác thế mạnh là nguồn nước, đất đai rộng, gia đình ông cải tạo nơi đất trũng, khe suối làm ao nuôi cá, vườn trồng rau, phát triển chăn nuôi. Những năm tiếp theo, có thêm hàng chục hộ dân ở xã Huổi Lèng tiếp tục đến đây lập nghiệp theo chủ trương của huyện.
Với cương vị là Bí thư Chi bộ bản Hô Chim, ông Chúng tuyên truyền, vận động các hộ tích cực khai hoang, phòng chống ma túy, thi đua xóa đói giảm nghèo bằng phát triển nông nghiệp, quan tâm đầu tư cho con em học tập, giữ vững an ninh trật tự.
Gia đình ông và một số hộ khác trong bản đã biết cách phân công, sắp xếp lao động hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa nên đã có thu nhập cao, ổn định, từng bước thoát nghèo. Ông Chúng cho biết: Hiện nay, gia đình tôi làm 2ha ruộng trồng lúa nước, trong đó 7.000m2 cấy lúa nước 2 vụ, thu hoạch gần 10 tấn thóc/năm; đàn trâu có 24 con, bò 40 con, trị giá tổng đàn vài trăm triệu đồng.
Học tập mô hình kinh tế của gia đình ông Chúng, nhiều hộ dân trong bản đã thoát nghèo. Bản Hô Chim bây giờ có trên 200 hộ dân nên được tách ra làm 2 bản, với sự đầu tư xây dựng của Nhà nước, bản có công trình thủy lợi tưới tiêu cho hàng trăm héc ta ruộng bậc thang, vì thế bà con không sản xuất lúa trên nương.
Làm kinh tế giỏi, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp với mọi người, gương mẫu trong mọi hoạt động ở cộng đồng dân cư, năm 2007 thành lập xã Ma Thì Hồ ông Chúng được cấp ủy, chính quyền, nhân dân tín nhiệm giới thiệu và bầu làm Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã.
Với cương vị mới, ông Chúng thấy rõ được vai trò trách nhiệm của mình trước quần chúng nhân dân, ông tích cực tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước đến người dân. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng, nắm bắt những vấn đề bất cập, bức xúc ở cơ sở, kiến nghị với cấp trên, cơ quan chức năng, phối hợp tham gia giải quyết, hòa giải các vụ việc ở cơ sở… ông trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân ở địa phương.
Ngoài ra, ông Chúng chăm lo đầu tư nuôi dạy con cái học tập thành đạt. Nhờ đó, 4 người con của ông là cán bộ, công chức công tác tại cơ quan Nhà nước, những người ở địa phương đều thoát nghèo và gương mẫu. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học xã Ma Thì Hồ, nhiều năm liên tục được nhân dân tín nhiệm bầu chọn già làng tiêu biểu.
Related news
Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.
Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương
Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tuần rồi, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL đã giảm từ mức 5.650–5.750 đ/kg của tuần trước xuống còn 5.250-5.400 đkg (giảm 350-400 đ/kg), lúa khô chất lượng cao cũng từ mức 5.800–5.900 đ/kg giảm xuống còn 5.450–5.600 đ/kg (giảm 300-350 đ/kg). Gạo hàng hóa cũng giảm mạnh.
Nghề nuôi heo rừng thương phẩm đang phát triển ở Đăk Lăk. Nhưng do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, nên thịt heo rừng giả được bán nhiều, ngành chức năng khó kiểm soát.