Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Giàu Lên Nhờ Nông Thôn Mới Ở Đại Lộc (Quảng Nam)

Nông Dân Giàu Lên Nhờ Nông Thôn Mới Ở Đại Lộc (Quảng Nam)
Publish date: Sunday. February 23rd, 2014

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống người dân, nhất là nông dân ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đang giàu lên.

Những cánh đồng mẫu lớn

Theo ông Phan Đức Tính – Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Đại Lộc đặc biệt chú trọng đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó hạ tầng về giao thông nông thôn và nông nghiệp được địa phương ưu tiên hàng đầu.

Đại Lộc đã ưu tiên phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, tập trung có trọng điểm cho hạ tầng giao thông nội đồng, bê tông kênh mương, thủy lợi hóa đất màu và các công trình thủy lợi… Song song với đầu tư xây dựng hạ tầng, huyện Đại Lộc luôn ưu tiên phát triển sản xuất, hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn để phát triển hoa màu, lúa giống theo hướng hàng hóa…

Ông Hồ Ngọc Mẫn – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc, cho hay, hiện nay các xã trên địa bàn huyện Đại Lộc đã chủ động xây dựng được 36 cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích 1.500ha. Trong đó, có 6 cánh đồng trồng hoa màu, chủ yếu tập trung ở các xã Đại An, Đại Cường, Đại Minh, Đại Hòa… Ngoài ra, nông dân đã liên kết với các doanh nghiệp xây dựng 30 cánh đồng mẫu lớn để sản xuất lúa giống chất lượng cao tại hầu hết các xã trên địa bàn…

Thu nhập 200 triệu đồng/ha

Theo ông Mẫn, trên những cánh đồng mẫu lớn này của Đại Lộc, ND đang giàu lên. Bà con tham gia sản xuất hoa màu tại các cánh đồng mẫu lớn có thu nhập ổn định, với giá trị kinh tế tăng gấp 2 lần so với trước đây.

Chẳng hạn như cánh đồng trồng rau màu ở khu vực Bàu Tròn (Xã Đại An), năm 2013 vừa qua, thu nhập thấp nhất của ND là 150 triệu đồng/ha và cao nhất lên đến 250 triệu đồng/ha. Tại các vùng này, ND sản xuất luân canh và chọn 4 cây rau, ớt, thuốc lá và dưa hấu làm cây chủ lực. Ngoài ra, còn nhiều loại giống cây trồng khác được trồng xen canh cũng cho thu nhập cao...

Chẳng hạn như tại xã Đại An, gần 50ha đất chuyển sang canh tác các loại rau sạch, mỗi năm cho ND thu nhập trên 200 triệu đồng/ha; hoặc như cây chuối hờn (chuối lùn) ở thị trấn Ái Nghĩa và các xã Đại Hiệp, Đại Hòa thu nhập bình quân 120 – 150 triệu đồng/ha….

Ông Nguyễn Văn Đông- Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp, cho biết, để nâng cao đời sống và tăng thu nhập cho người dân nông thôn, thời gian qua, Đại Hiệp rất chú trọng đầu tư hạ tầng nông nghiệp, phát triển sản xuất và khuyến khích người dân đưa những cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, chăn nuôi. Hiện nay, nhiều loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như đậu phụng, ngô, rau sạch… Đặc biệt, với diện tích hơn 130ha cây chuối hờn, cho thu nhập bình quân 120 triệu đồng/ha...

Các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc đã liên kết với nhiều doanh nghiệp tổ chức cho hàng nghìn hộ dân tham gia vào các cánh đồng mẫu lớn để sản xuất lúa giống chất lượng cao, lúa thơm theo hướng hàng hóa, với năng suất bình quân 70 tạ/ha, cao hơn nhiều so với diện tích sản xuất đại trà từ 3-4 tạ/ha và thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha.

“Với hiệu quả từ các cánh đồng mẫu lớn này, thời gian tới ngành nông nghiệp huyện nhà sẽ tập trung quy hoạch đồng ruộng, lựa chọn nhiều loại giống cây trồng mới để tiếp tục hình thành thêm nhiều cánh đồng mẫu lớn cho nông dân tham gia sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng NTM cho Đại Lộc…”- ông Mẫn cho hay.


Related news

Keo Giống Hút Hàng Keo Giống Hút Hàng

Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.

Wednesday. July 31st, 2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

Wednesday. July 31st, 2013
Triển Vọng Từ Dự Án Chăn Nuôi Động Vật Ăn Cỏ Ở Chư Jút Triển Vọng Từ Dự Án Chăn Nuôi Động Vật Ăn Cỏ Ở Chư Jút

Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).

Wednesday. July 31st, 2013
Bình Thuận Cho Khai Thác Trở Lại Một Số Hải Đặc Sản Bình Thuận Cho Khai Thác Trở Lại Một Số Hải Đặc Sản

Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.

Thursday. August 1st, 2013
Mang Sức Trẻ Lập Thân, Lập Nghiệp Bằng Mô Hình Chăn Nuôi Mang Sức Trẻ Lập Thân, Lập Nghiệp Bằng Mô Hình Chăn Nuôi

Hai anh em nhà họ Trương là: Trương Văn Thanh (31 tuổi) và Trương Văn Phúc (28 tuổi) ngụ ấp 2 (Tân Tây, Gò Công Đông - Tiền Giang) mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng đã làm chủ một trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn, gồm: chim trĩ đỏ, chim công và gà đông tảo. Đây là một trong những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả ở khu vực nông thôn hiện nay.

Thursday. August 1st, 2013