Người Chăn Nuôi Mong Được Giải Cứu
Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…
Thịt ế, trứng mất giá
Dịch cúm A/H5N1 đang khiến người chăn nuôi khốn đốn với cái “hậu” của nó. Đó là thịt lẫn trứng gà, vịt không ế thì cũng trượt giá không phanh.
Tại 5 chợ có buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm (chủ yếu là trứng) gồm: Nghĩa Dũng (TP. Quảng Ngãi), Quán Lát (Mộ Đức), La Hà (Tư Nghĩa), thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ) và Chợ Chùa (Nghĩa Hành), điểm chung ở các chợ này là hàng gà, vịt rất vắng lặng dù giá bán chỉ còn ở mức 45.000 - 50.000 đồng/con vịt, 70.000 - 80.000 đồng/kg gà thay vì 70.000 - 80.000 đồng/con vịt và 90.000 - 120.000/kg gà như trước khi có dịch cúm A/H5N1.
Bà Nguyễn Thị Hương, hộ bán vịt ở chợ Nghĩa Dũng bảo rằng: “Dịch gì mà ác, làm cả buổi chợ tui chẳng bán được con vịt nào!”. Cùng với bà Hương, rất nhiều người bán gà, vịt ở các chợ trên cũng than thở rằng, cả tuần nay, gia cầm bán không chạy dù “chúng tôi chỉ bán những con khỏe mạnh, không dính bệnh và đã được tiêm phòng”. Tuy nhiên, lời cam kết ấy vẫn không khiến nhiều người tiêu dùng quan tâm.
Thịt đã thế, trứng gia cầm lại càng bi đát hơn khi mà hiện giờ, giá trứng gà lẫn vịt đều giảm từ 8.000 - 10.000 đồng/chục. Điều này khiến người chăn nuôi rơi vào cảnh “bán thì lỗ, không bán càng lỗ”. Lý giải điều này, ông Nguyễn Nở - chủ đàn vịt đẻ hơn 2.000 con ở tổ 2, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa) bảo rằng, khi có dịch bệnh, chủ hộ phải tăng lượng đạm và dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gà, vịt để giúp chúng tăng cường sức khỏe, đảm bảo sức đẻ nên tốn kém gấp đôi. Dẫu thế nhưng giá bán hiện chỉ ở mức 29.000 - 30.000 đồng/chục 12 trứng thay vì 38.000 - 40.000 đồng/chục như trước.
Mong được “giải cứu”.
Nguyên nhân của chuyện thịt và trứng gia cầm trượt giá một phần là do người tiêu dùng e ngại. Sự cẩn thận này không thừa, nhất là khi chủng vi rút cúm gia cầm biến đổi và có khả năng gây chết người như H1N1. Có điều, không phải thịt hay trứng gà, vịt nào cũng không đảm bảo chất lượng - tức bị nhiễm bệnh, trong đó có cúm A/H5N1.
Bởi tại các chợ, thịt lẫn trứng gà, vịt được người bán thông tin đầy đủ nguồn gốc, tình trạng gia cầm kèm giấy xác nhận về việc hộ chăn nuôi chấp hành lịch tiêm phòng vắc xin. Thế nhưng, điều ấy cũng không khiến người tiêu dùng yên tâm. Vì nói như chị Trần Thị Thu Hà ở chợ thị trấn La Hà (Tư Nghĩa) thì: “Ai chứng minh và đảm bảo gà, vịt đó là an toàn?”.
Câu hỏi này không chỉ khiến người bán, mà cả hộ chăn nuôi cũng chẳng biết tìm đâu ra câu trả lời. Bởi nói như ông Nguyễn Nở - một trong những hộ chấp hành nghiêm túc nhất việc tiêm phòng các loại bệnh tả, tụ huyết trùng và cúm A/H5N1 cho vịt ở huyện Tư Nghĩa thì: “Chúng tôi tuân thủ việc tiêm vắc xin phòng bệnh; rồi nuôi vịt an toàn không sử dụng kháng sinh, nhưng cứ sau mỗi đợt dịch, dù vô can nhưng trứng vịt nhà tôi vẫn chất đống, thương lái ép lên ép xuống với giá bán rẻ mạt?”.
Quả thật, thương lái họ thừa biết vịt nhà ông Nở sức khỏe ổn định, không hề mắc bệnh (vì có giấy xác nhận tiêm phòng dịch bệnh của thú y huyện) nhưng vì lý do “đang thời điểm cúm A/H5N1 nên giá bán hiển nhiên phải giảm”. Thương lái đã nói thế, hộ chăn nuôi như ông Nở không bán cũng không xong!
Rõ ràng, thương lái đang mượn dịch bệnh để ép người chăn nuôi. Nhưng nếu các ngành chức năng kiểm soát được chất lượng sản phẩm thì liệu, cả người tiêu dùng lẫn hộ chăn nuôi có bị thiệt thòi? Bởi, người tiêu dùng chỉ cần “ngành chức năng đóng con dấu an toàn lên các sản phẩm thịt, trứng” là họ sẵn sàng trả tiền. Còn hộ chăn nuôi cũng muốn “cơ quan nào đó đứng ra kiểm tra, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm”.
Related news
“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:
Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.
Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực