Chương Trình Bán Phân Bón Trả Chậm Giúp Nông Dân Yên Tâm Sản Xuất
Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm nông dân (thuộc Hội Nông dân tỉnh) đã tổ chức dịch vụ bán phân trả chậm cho nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh.
Bắt đầu từ vụ đông xuân năm ngoái, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm nông dân tỉnh đã ký kết với một số công ty phân bón xây dựng mô hình bán phân trả chậm cho nông dân khó khăn tại các xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Thọ (Điện Bàn).
Qua thời gian triển khai thí điểm đã có gần 2.000 hộ đăng ký mua 2 loại phân bón lót và bón thúc cho cây lúa với 145 tấn phân.
Ông Nguyễn Văn Thận - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm nông dân tỉnh cho biết, chương trình này đã mang lại hiệu quả thiết thực. “Khi hưởng lợi từ mô hình này, bà con nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón nên cây lúa sinh trưởng tốt, giảm thiểu sâu bệnh, năng suất tăng từ 30 - 50kg/sào.
Mặt khác, khắc phục được tình trạng mua phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường hiện nay. Đến khi thu hoạch cây lúa xong, người dân sẽ thanh toán tiền mua phân cho các công ty phân bón” - ông Thận cho biết.
Từ thành công bước đầu khi triển khai mô hình, vụ hè thu năm nay, dịch vụ bán phân bón trả chậm được nhân rộng thêm ở nhiều huyện khác. Trên cánh đồng lúa thôn Tú Bình (xã Tam Vinh, Phú Ninh), ông Lê Văn Tại (một người dân địa phương) hồ hởi cho biết vụ sản xuất này gia đình đã đăng ký mua 2 bao phân bón NPK, vì điều kiện kinh tế khó khăn nên đến cuối vụ mới thanh toán tiền phân bón.
“Không giống như những vụ sản xuất trước, vụ hè thu này, nông dân nghèo chúng tôi được tạo điều kiện để có đủ lượng phân bón lúa, nhờ đó mà chủ động được các loại vật tư trong sản xuất chứ không phải thiếu trước hụt sau do không có tiền mua phân như trước đây. So với giá bán trên thị trường, phân được đăng ký mua theo mô hình này có giá rẻ hơn 1.200 - 1.600 đồng/kg và người dân rất yên tâm về chất lượng” - ông Tại nói.
Vụ hè thu năm 2014, mô hình bán phân trả chậm được khiển khai ở 8 huyện, thành phố gồm Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, TP.Tam Kỳ, Núi Thành với 17 xã, phường đăng ký tham gia. Theo đó có 5.000 tấn phân bón NPK nhãn hiệu Đầu Trâu được cung cấp cho nông dân trong vụ mùa này.
Ông Đỗ Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Ninh cho biết, địa phương đang triển khai mô hình bán phân trả chậm cho nông dân nghèo tại 2 xã Tam Vinh và Tam Dân, bước đầu đã tạo được sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân.
“Việc mua bán phân trả chậm đã tạo kiện cho nhà nông chăm sóc cây lúa đúng quy trình thời vụ, giảm bớt khó khăn về nguồn kinh phí vật tư nông nghiệp. Ở các vụ sản xuất tiếp theo, chúng tôi sẽ tạo điều kiện để các địa phương khác tham gia đăng ký mô hình này” - ông Thọ nói.
Còn theo ông Nguyễn Văn Thận, đơn vị cung ứng phân bón cho bà con là các công ty uy tín trên thị trường và có cam kết hợp đồng triển khai lâu dài, ngoài ra còn có cơ chế khuyến khích nông dân mua phân trả tiền trước sẽ được giảm giá 6%.
Related news
Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.
Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.
Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.
Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…
Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.