Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghịch Lý Đất Bỏ Hoang Trong Khi Dân Thiếu Đất Canh Tác

Nghịch Lý Đất Bỏ Hoang Trong Khi Dân Thiếu Đất Canh Tác
Publish date: Sunday. April 8th, 2012

Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.

Cùng với các cán bộ xã Vân Hà, chúng tôi tìm đến khu cánh đồng của xã Vân Hà bị ảnh hưởng từ Dự án làm đường quốc lộ 3 Hà Nội- Thái Nguyên. Theo phản ánh của người dân, từ năm 2009 tới nay, toàn bộ khu đồng rộng hơn 10 ha này luôn trong tình trạng hoặc ngập úng hoặc khô hạn. Cây lúa không thể sống được.

Hơn 10 sào ruộng của ông Nguyễn Thanh Hoa nằm tại nhiều ô thửa khác nhau tại khu đồng này. Chỗ ngập úng thì ông hoàn toàn không thể cấy hái được gì. Khu  đất cao hơn, ông tranh thủ gieo lạc. Nhưng để có nước tưới, ông phải chắt từng gáo ở con mương đã bị cát vùi lấp gần hết.

Ông Nguyễn Thanh Hoa chia sẻ: “Ở đây, kênh phục vụ nước không đủ. Khi chúng tôi cần cấy thì không có nước, có nước thì tôi mạ già rồi cho nên nó không kịp. Dân cấy cả khu này, chuột phá ăn hết, thế nên chúng tôi không thu hoạch được. Tôi bao nilon khu vực ruộng hết hàng trăm nghìn, phun bao nhiêu phân, bao nhiêu đạm nhưng không được thu hoạch.”

Gia đình bà Ngô Thị Thanh cũng có hơn 3 sào ruộng tại khu đồng này. Theo lời bà, vì tuổi đã cao, không có khoản thu nhập gì thêm nên bà mới phải cố gắng trồng hoa màu tại khu vực đất cao. Nhưng với tình trạng nước tưới bấp bênh như hiện nay, nguy cơ mất trắng hoa màu là điều dễ thấy.

Bà Ngô Thị Thanh cho biết: “3 vụ liền không được cắt, chuột ra phá sạch. Tôi chăng giấy bóng vòng quanh, nó cũng làm nát, rồi sâu bọ phá hoại. Chúng tôi làm thì vẫn phải làm nhưng rất bấp bênh. Giờ chỉ có già làm, chứ còn bọn trẻ là chúng chán.”

Theo thống kê của UBND xã Vân Hà, toàn xã hiện có khoảng 35-40 ha đất nông nghiệp trong tình trạng canh tác bấp bênh vì thiếu nước tưới. Nguyên nhân cũng bởi Dự án làm đường quốc lộ 3 Hà Nội-Thái Nguyên đi qua xã Vân Hà kéo dài quá lâu. Thậm chí đến khi đã hoàn thành, việc khớp nối hạ tầng ở diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Vân Hà vẫn chưa được tiến hành.

Giải thích về điều này, ông Đào Trọng Khánh, Phó chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết thêm: “Trong quá trình triển khai, thì một số công trình giao thông nội đồng, tưới tiêu bị cắt xén. Tiến độ thi công các công trình rất chậm, đặc biệt hoàn trả lại công trình cũng rất chậm. Do vậy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nông dân bị ảnh hưởng.”

Theo lời ông Khánh, hiện nay đất sản xuất nông nghiệp của xã Vân Hà không thể canh tác được, phải bỏ hoang. Thêm vào đó, Vân Hà là làng mộc, cần chỗ tập kết nguyên liệu, khu vực sản xuất cũng bị thiếu.

Thể theo nguyện vọng của người dân xã Vân Hà, ông Đào Trọng Khánh cho biết: “Chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng đôn đốc đơn vị thi công làm sao để tiến độ thi công đường 3 đi về đích theo đúng ban đầu, đặc biệt là các công trình liên quan đến nông nghiệp như đường giao thông nôi động, hệ thống tưới tiêu để người dân sớm được canh tác.”

Nông dân cần đất sản xuất trong khi đó đất đai lại bỏ hoang. Nghịch lý này đã kéo dài nhiều năm liền không chỉ ở Vân Hà mà nhiều địa phương ở Hà Nội. Tuy nhiên cho tới nay, dân kêu vẫn kêu, đất bỏ hoang vẫn cứ để cho cỏ mọc. Cơ quan chức năng vẫn chưa có lời giải nào cho nỗi khổ của dân.


Related news

Chọn Giải Pháp Giúp Dân Giảm Nghèo Chọn Giải Pháp Giúp Dân Giảm Nghèo

Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm đưa nghị quyết này vào cuộc sống.

Friday. June 6th, 2014
Kiến Nghị Gói Hỗ Trợ Vốn Cho Con Tôm Kiến Nghị Gói Hỗ Trợ Vốn Cho Con Tôm

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.

Friday. June 6th, 2014
Toàn Tỉnh Có 21,5 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh Toàn Tỉnh Có 21,5 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm trên diện tích 1.811 ha, đạt 73% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh và giảm 5,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ cao, nên đã xảy ra dịch bệnh tôm nuôi.

Saturday. June 7th, 2014
Nghị Định Về Một Số Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Sẽ Sớm Được Ban Hành Nghị Định Về Một Số Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Sẽ Sớm Được Ban Hành

Đó là nội dung được nêu trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2014. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp ới các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định trình ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Saturday. June 7th, 2014
Mô Hình Nuôi Dê Thịt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cho Nông Dân Vùng Biên Xã Vĩnh Xương (An Giang) Mô Hình Nuôi Dê Thịt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cho Nông Dân Vùng Biên Xã Vĩnh Xương (An Giang)

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...

Saturday. June 7th, 2014