Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bạch Thông Tích Cực Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Bạch Thông Tích Cực Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa
Publish date: Thursday. August 21st, 2014

Vụ mùa năm nay huyện Bạch Thông gieo cấy được 1.600ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng. Đây là thời kỳ rất mẫn cảm với sâu bệnh hại vì vậy huyện Bạch Thông đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã thị trấn tập trung các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Theo báo cáo của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, tình hình thời tiết nắng mưa đan xen liên tiếp như hiện nay khiến sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trên đồng ruộng đã xuất hiện các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá hại lúa.

Kết quả điều tra sâu bệnh của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện cho thấy ốc bươu vàng phát triển và gây hại trên diện tích lúa mới cấy ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, mật độ cao từ 8 đến 10 con/m2, cục bộ có nơi 50 con/m2 với tổng diện tích bị nhiễm là 33,5ha.

Bệnh đạo ôn gây hại chủ yếu trên giống lúa nếp địa phương, nếp thơm PD2, C70, Xi, một số giống không rõ nguồn gốc với tỷ lệ bị hại trung bình 3 đến 5%, cục bộ có nơi đến 70%, diện tích bị nhiễm là 3,7ha tập trung tại các xã Sỹ Bình, Vũ Muộn, Cao Sơn.

Mặc dù Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện đã có công văn gửi các xã, thị trấn dự báo về tình hình sâu bệnh hại cây trồng và biện pháp phòng trừ, tuy nhiên do trước đó người dân đã triển khai gieo cấy một số giống không nằm trong cơ cấu chỉ đạo của huyện, một số giống không rõ nguồn gốc nên có 1,5ha bị nhiễm nặng.

Tại xã Vũ Muộn có 0,7ha bị nhiễm đạo ôn nặng khiến cho cây lúa bị cháy từ gốc đến ngọn, nhiều diện tích bị cháy hoàn toàn chỉ trong vòng 3 đến 4 ngày sau khi phát hiện, mặc dù người dân có triển khai phun thuốc nhưng không hiệu quả. Ngoài ra, các loại sâu bệnh như sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng đang gây hại nhẹ trên một số diện tích.

Trước tình hình sâu bệnh như vậy, huyện Bạch Thông đã và đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn bà con nông dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Trạm bảo vệ thực vật của huyện đã cử cán bộ trực tiếp xuống các xã, đặc biệt là những địa phương có diện tích lúa bị nhiễm với mật độ nặng để kiểm tra, hưỡng dẫn người dân biện pháp phòng trừ với các loại thuốc phù hợp.

Cán bộ khuyến nông các xã cũng đã tổ chức thăm đồng, trực tiếp phân loại sâu bệnh hại và có hướng dẫn phun thuốc kịp thời.

Theo hướng dẫn của Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng ruộng để kịp thời phát hiện diễn biễn của sâu bệnh gây hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Trên những chân ruộng có xuất hiện sâu đục thân gây hại phải tổ chức ngắt bỏ ổ trứng, nhổ dánh héo, bông bạc tiêu hủy, phun thuốc Phatox 95SP. Khi mật đồ rầy nâu, rầy lưng trắng khoảng 20 con/khóm trở lên phải phun các loại tthuốc trừ rầy Bassa, Bascid, Trebon…

Đối với bệnh đạo ôn khi phát hiện cần ngừng bón đạm, phun các loại thuốc như Fuji one 40EC, Kasai 21,2WP. Trên những trà lúa xuất hiện nhiều ốc bươu vàng gây hại bà con nông dân triển khai các biện pháp thủ công để thu gom.

Từ nay đến cuối vụ, dự báo tình hình thời tiết còn diễn biến bất thường nên sâu bệnh hại cây lúa còn phức tạp. Do đó, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Bạch Thông khuyến cáo các xã, thị trấn không được chủ quan trước tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại trên cây lúa, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phun thuốc phòng trừ đúng cách với những loại thuốc bảo đảm chất lượng.


Related news

Mô Hình Mô Hình "Chung Cư Lợn" 40 Tỷ Đồng Ở

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Monday. April 29th, 2013
Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Monday. November 12th, 2012
Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên) Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên)

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.

Thursday. May 2nd, 2013
Mô Hình Ương Cua Bột Lên Cua Giống Biển Trong Ao Vùng Triều Ở Quảng Ngãi Mô Hình Ương Cua Bột Lên Cua Giống Biển Trong Ao Vùng Triều Ở Quảng Ngãi

Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.

Tuesday. November 13th, 2012
Ước Sản Lượng Khoai Lang Cả Năm Đạt 75.000 Tấn Ở Châu Thành (Đồng Tháp) Ước Sản Lượng Khoai Lang Cả Năm Đạt 75.000 Tấn Ở Châu Thành (Đồng Tháp)

Vụ đông xuân và hè thu năm 2013, toàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) xuống giống được 3.687ha hoa màu, trong đó nhiều nhất là khoai lang với diện tích 2.180ha, chiếm gần 60% diện tích hoa màu toàn huyện, cao hơn cùng kỳ năm 2012 là 136ha.

Thursday. May 2nd, 2013