Ngao Ngán Nghề Nuôi Cá Sấu
Hơn 10 năm nay, phong trào nuôi cá sấu ở miền Tây phát triển khá rầm rộ. Theo số liệu thống kê, tổng đàn cá sấu nuôi tại Đồng Tháp, An Giang và Long An từ năm 2011 đến nay lên đến 72.000 con. Riêng tại Bạc Liêu lên tới 320.000 con, đứng đầu các tỉnh.
Tuy nhiên, không phải ai nuôi cá sấu cũng thành công mỹ mãn mà có người vui kẻ buồn, thậm chí có người trắng tay vì giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định. Có thể nói thời gian đầu, người nuôi ít, lượng cá sấu chưa nhiều, giá cả ổn định, người nuôi rất phấn khởi.
Có người nhờ nuôi cá sấu mà từ khá giả vươn lên giàu có như ông Võ Văn Lượm ở xã Khánh An, huyện An Phú - An Giang. Ông Lượm cho biết từ lúc khởi đầu nuôi cá sấu, giá cả thị trường tuy có biến động nhưng chưa bao giờ ông bị lỗ. Đặc biệt từ đầu năm 2012 đến nay, giá cá luôn biến động, người nuôi bị hao hụt nhiều vì cá bị bệnh. Có hộ trắng tay vì cá bệnh đành giải nghệ nghề nuôi cá sấu.
Theo ông Lượm nhận định, cá sấu nuôi phần lớn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, người nuôi nhỏ lẻ, tự phát nên giá cả bấp bênh, tình trạng tranh mua tranh bán diễn ra khá phức tạp, gây thiệt hại cho người nuôi không ít.
Ông Thái Vinh Thai, chủ trang trại trăn, cá sấu Hồng Quang ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn - An Giang nhớ lại cách đây hai ba năm, nghề nuôi cá sấu rất có triển vọng nhờ giá cả ổn định, xuất đi dễ dàng, ai nuôi cũng có lời. Nhờ vậy không bao lâu đàn sấu của ông đã tăng lên nhanh chóng, mang về cho ông một khoản lợi nhuận không ngờ.
Đặc biệt cá sấu thương phẩm xuất qua Trung Quốc đường tiểu ngạch rất thuận lợi, vì người dân Trung Quốc thích ăn thịt cá sấu còn nguyên da. Thế nhưng, từ nửa năm 2012 đến nay, giá cá sấu thịt bỗng dưng tuột giá kéo theo cá sấu con cũng rớt giá khiến người nuôi lao đao, thêm vào đó là giá thức ăn cũng tăng cao. Do đó, nuôi càng lớn, thiệt hại càng cao nếu như không tìm được đầu ra.
Hiện chỉ có những người chuyên nuôi cá sấu lấy da XK hoặc hợp đồng cung ứng da nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến hàng mỹ nghệ như làm thắt lưng, bóp (ví) …thì còn hy vọng. Theo ông Thai, hiện các thương nhân Trung Quốc mỗi năm chỉ mua cá sấu vài lần từ cơ sở cá sấu Hồng Quang của ông. Tính tổng thể thì cơ sở cũng chỉ tiêu thụ được khoảng trên 150 tấn/năm, ít hơn nhiều so với trước.
Vốn là người từng lăn lộn với nghề nuôi trăn và cá sấu hơn 20 năm nay, đầy đủ bản lĩnh để ứng phó với thương trường, nhưng đứng trước tình thế hiện nay ông Thái Vinh Thai đã chào thua. Năm 2013 là năm con trăn lên ngôi và cũng là năm cá sấu tuột dốc.
Hiện đa phần người nuôi cá sấu đều nhằm bán con giống, nhưng đáng tiếc mỗi khi cá sấu thương phẩm không tiêu thụ được thì con giống cũng dư thừa. Ông Ngô Văn Đẩu, nông dân nuôi cá sấu giống ở huyện Cao Lãnh – Đồng Tháp, cho biết: Hai năm trước giá cá sấu con từ 270.000 – 300.000 đ/con, nay giảm 30.000 - 40.000 đ/con.
Tuy giá cá sấu giống giảm nhưng tiêu thụ rất chậm chỉ bằng phân nửa so với các năm trước. Đối với sấu thương phẩm, người nuôi phải mất 2 năm mới đạt trọng lượng 10kg/con, bán với giá 120.000 – 180.000 đ/kg, giảm 25% nhưng rất khó tiêu thụ. Tình trạng này nếu còn kéo dài nữa chắc người nuôi không trụ nổi.
Ông Nguyễn Văn Tiếp, chủ một DN tư nhân, chuyên chăn nuôi, chế biến, mua bán trăn cá sấu gần chợ Khánh An, huyện An Phú – An Giang cho biết: Cơ sở của ông có ngày lột từ 1-1,5 tấn cá sấu, hầu hết thịt và lòng đều bán cho các hộ chăn nuôi mua làm thức ăn cho cá trê và cá lóc, với giá từ 4.500 – 15.000đ/kg.
Related news
Từ đầu năm đến nay, trong khi sức mua các sản phẩm chăn nuôi đều giảm mạnh, không đảm bảo lợi nhuận của người chăn nuôi thì giá thức ăn lại liên tục tăng cao, nhất là thức ăn thủy sản...
Những hôm trái gió trở trời, mảnh đạn trong cơ thể lại cù cựa đòi ra, đau nhức kinh khủng, nhưng ông vẫn gượng dậy làm việc. Ông bảo: Nếu mình nằm xuống, rên rỉ vì đau, đồng nghĩa mình thua cuộc: Ông là Phạm Đắc Suất, thuơng binh hạng 3/4, nạn nhân chất độc da cam, hiện là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh xóm Gò Chè, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên).
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (XD NTM) huyện Trảng Bàng, qua hơn 2 năm (từ năm 2011 đến giữa năm 2013) thực hiện Chương trình XD NTM, huyện đã phát triển nhiều mô hình sản xuất góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm các loại cây trồng ngắn ngày vụ Hè thu. Diện tích các cây trồng như đậu phộng, bắp, mì, mía đều tăng hơn so cùng kỳ. Một số diện tích xuống giống sớm nay đã thu hoạch.
Giữa năm 2010, ông Lê Văn Thắng ở thôn An Sơn, xã Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh, Quảng Trị) bắt đầu ra Rú Đưng, một khu rừng tự nhiên rộng 16 ha nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thạch để phát triển kinh tế. Đem tiền tỷ đầu tư vào một khu rừng nguyên sinh là chuyện lạ đối với nhiều người quen biết ông Thắng lúc bấy giờ.