Nên Thận Trọng Với Giống Tiêu Ghép Chưa Qua Khảo Nghiệm
Trong thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mua giống tiêu lạ ghép mới có gốc ghép giống với tiêu rừng (tiêu trầu) hay tiêu Nam Mỹ về trồng. Theo cơ quan chuyên môn thì giống tiêu này chưa từng được trồng khảo nghiệm tại địa phương.
Qua tình hiểu thì giống tiêu ghép này được một số trại ươm giống, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn các huyện, thị xã mua hom về bán lại hoặc ươm thành bầu giống để bán cho nông dân. Một HTX trên địa bàn huyện Chư Jút ươm đến 40.000 cây tiêu rừng gốc Amazon đều bán hết.
Các chủ vườn ươm còn “ca ngợi” giống tiêu này có nhiều ưu điểm về năng suất và có thể thay thế các giống tiêu thường bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Thế nhưng, qua phản ánh của cơ quan nghiên cứu như Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh thì gốc ghép của giống tiêu này chống chịu hạn kém, cây tiêu ghép sinh trưởng, phát triển đến tuổi thứ 4, thứ 5 thì xuất hiện hiện tượng chân voi và thoái hóa vết ghép...
Từ thời điểm này, chỗ ghép dễ bị tróc làm chết cây. Bên cạnh đó, giống tiêu này không có nguồn gốc xuất xứ, chưa được công nhận và chưa được khảo nghiệm tại tỉnh Đắk Nông. Ngoài ra, giá bán giống tiêu ghép này cũng khá đắt đỏ. Với một hom giống có 2 đốt, giá bán là 15.000 đồng/hom.
Để giúp nông dân tránh những thiệt hại không đáng có, các cấp, ngành chức năng cần vào cuộc đưa ra những khuyến cáo cần thiết hoặc xác định rõ nguồn gốc cũng như sự thật về khả năng phát triển, kháng chịu bệnh của giống tiêu ghép này trên các vùng canh tác của tỉnh.
Related news
Trước thực trạng xuất khẩu rau quả của VN liên tục tăng trong những năm gần đây, đạt kim ngạch khoảng 1,5 tỉ USD năm 2014, nhưng có đến 80% giống rau đang phải nhập khẩu, TS Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, đang tích cực nghiên cứu và phát triển các giống rau, hoa để dần giảm sự phụ thuộc nguồn giống nước ngoài.
Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, thôn Ngò 1, xã Đồng Kỳ như vui hơn. Mấy năm trước, không may ông Sơn mắc bệnh, sức khỏe suy giảm, gánh nặng cơm áo dồn cả lên vai người vợ tảo tần. Cuộc sống gia đình vì thế càng khó khăn. Ðược chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngoài chăn nuôi bò sinh sản, vợ chồng ông tận dụng diện tích ruộng sẵn có luân canh gối vụ lúa, củ đậu, khoai tây…
Trong đó, huyện Tân Yên đạt 100% kế hoạch; Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang, TP Bắc Giang gần hoàn thành. Hiện nay, ngành nông nghiệp tiếp tục đôn đốc các huyện miền xuôi khuyến cáo nông dân tập trung gieo cấy diện tích còn lại xong trước ngày 10-3; chăm sóc trà lúa đã cấy, tránh những tác động tiêu cực của thời tiết khi lúa trỗ như gió tây nóng, lũ tiểu mãn... Riêng huyện Lục Ngạn, Sơn Động sẽ hoàn thành gieo cấy trong tháng 3.
Sản lượng tôm giống hàng năm do doanh nghiệp sản xuất lên đến hàng tỷ post, cung cấp nhu cầu nuôi tôm thương phẩm cho nhiều thị trường trọng điểm trên cả nước… Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Lê Tiến Phương đánh giá cao kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty CP Thủy sản Việt Úc, từng bước nâng tầm thương hiệu tôm cho Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thời điểm đó đầu tư tiền tỷ để trồng 1 ha lan là rất phiêu lưu, bởi lan là loài hoa rất khó tính, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm và quy trình chăm sóc cũng như phòng trừ dịch bệnh. Theo ông Minh, lan “khó tính” nên phải tạo môi trường xung quanh mát mẻ, ánh sáng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ... Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc quan trọng nhất là kích thích cho lan ra hoa đúng thời điểm để phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.