Lúa Thu Đông Có Lãi

Những ngày qua, lúa thu đông (TĐ-vụ 3) gieo sạ sớm ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp đang vào mùa thu hoạch.
Giá lúa tăng thêm 100-150 đ/kg so với tuần trước. Đối với các giống lúa chất lượng cao hạt dài có giá 5.050-5.100 đ/kg, tăng 300-500 đ/kg so với cùng kỳ năm 2013. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi được khoảng 1.000 đ/kg.
Nông dân phấn khởi
Hiện Cần Thơ là một trong những địa phương ở ĐBSCL có vùng lúa TĐ thu hoạch sớm nhất, tập trung nhiều ở huyện Thới Lai, Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh…, ước có đến 2/3 diện tích đã thu hoạch. Năng suất lúa đạt khá 38-42 gịa/công (20 kg/giạ). Thời tiết trong vùng tuy có mưa và nước trên sông rạch đang dâng lên, nhưng máy GĐLH vẫn vào đồng hoạt động tốt, giúp giảm chi phí cho bà con nông dân so với năm trước.
Ông Trương Thanh Phong, nông dân ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (Cần Thơ) vừa thu hoạch xong 10 công lúa TĐ nói: "Lúa vụ này ít đỗ ngã, năng suất 42 giạ/công. Lúa vừa thu hoạch xong có thương lái cho ghe tới cân tại ruộng, lúa IR50404 bán 4.800 đ/kg. Nhà nào trồng lúa thơm giá còn cao hơn, khoảng 5.200-5.250 đ/kg. Sau khi trừ chi phí tôi tính ra có lãi 18 triệu đ/ha".
Trong khi đó một số vùng lúa TĐ có đê bao lửng ở Đồng Tháp gấp gáp thu hoạch lúa trước khi nước mấp mé lên đồng.
Ông Trương Hữu Thời, ở ấp 4, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) vừa thu hoạch xong 1,6 ha lúa IR50404, năng suất đạt gần 800 kg/công, bán 4.750 đ/kg. Ông Thời thở phào nhẹ nhõm: “So với năm ngoái, tôi thấy năng suất lúa TĐ năm nay không thua kém, mừng là gặp may bán trúng giá nên tính ra có lời tới gần 20 triệu đ/ha, cao hơn hai vụ lúa ĐX và HT vừa rồi”...
Hiện tỉnh Đồng Tháp có khoảng 25% diện tích lúa TĐ đang trong giai đoạn trổ chín sẽ thu hoạch vào cuối tháng 9 âm lịch.
Thu mua đón đầu
Ông Nguyễn Văn Công, thương lái lúa ở Đồng Tháp thừa nhận thị trường lúa TĐ năm nay giá cả không biến động nhiều, sức tiêu thụ khá đều nên hầu như đi chuyến nào cũng có lời. Hiện gạo từ giống lúa IR50404 loại 5% tấm giá 8.850–8.900 đ/kg, còn gạo từ các giống lúa chất lượng cao giá từ 11.000 -13.000 đ/kg tăng thêm 100-150 đ/kg so với tuần trước.
Ông Công nói: “Mới đây có DN điện thoại đặt hàng mua 200 tấn gạo và phải chạy hàng gấp trong vòng nửa tháng. Tôi liền gấp rút cho 2 chiếc ghe, mỗi chiếc trọng tải 30 tấn luân phiên thu mua lúa đưa về lò sấy, xay xát, lau bóng thành phẩm gạo trắng chở đến kho giao hàng”.
Tín hiệu thị trường tốt, vừa mới vào đợt đầu thu hoạch lúa TĐ, nhưng Bà Lê Thị Hồng Nhung, thương lái lúa ở huyện Thới Lai (Cần Thơ) dự đoán vào mùa giáp hạt, từ vụ TĐ đến vụ ĐX còn dài nên có thể giá cả còn tăng thêm nữa. Vì lẽ đó bà Nhung dự tính khi vùng lúa TĐ ở Cần Thơ thu hoạch sắp hết thì phải chạy trước sang huyện giáp ranh Giồng Riềng (Kiên Giang) để đặt tiền cọc mua lúa.
Theo ý kiến của một số thương lái thu mua lúa trong vùng, hoạt động mua bán lúa, gạo trong vùng vẫn chưa có sự gắn kết và tất cả chỉ dựa vào khả năng phán đoán, may-rủi.
Như hiện thời thương lái dự đoán lượng lúa tồn kho tại các DN không nhiều trong khi lúa HT trong dân đã tiêu thụ gần hết. Hơn nữa, những tháng gần đây thị trường lúa gạo trong và ngoài nước lưu thông trôi chảy nên thúc đẩy sức tiêu thụ lúa gạo trong vùng tăng lên.
Do đó giá lúa đang tăng chính là do DN đẩy mạnh thu mua để đáp ứng đủ đơn hàng XK. Trong đó có một số chủ nhà máy xay xát có tiềm lực vốn thu mua tạm trữ chờ giá lên.
Dù vậy, nhờ lúa TĐ có mức giá cao như hiện nay không chỉ giúp nông dân có lợi nhuận trên 30% mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất lúa cho vụ mùa sắp tới.
Related news

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).