Muốn nhận bò hỗ trợ phải nộp tiền đối ứng
“Sáng kiến” để có bò tốt
Năm 2014, 31 hộ nghèo trên địa bàn xã An Hòa được nhận hỗ trợ bò theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Để giúp hộ nghèo nhận được giống bò đạt chất lượng, chính quyền xã này đã nảy ra “sáng kiến” mỗi hộ nhận bò phải nộp thêm 5 - 5,5 triệu đồng tiền đối ứng.
Chị Diệu phải bỏ ra 7 triệu đồng để có giống bò hỗ trợ như ý muốn.
Vốn là hộ nghèo, gia đình ông Nguyễn Mậu (63 tuổi) và bà Tô Thị Thúy (trú thôn Long Hòa) vui mừng vì được nằm trong danh sách nhận bò hỗ trợ từ Chương trình 30a. Muốn nhận bò thì ông phải chạy vạy để có số tiền đối ứng là 5 triệu đồng. Nhưng ngặt nỗi, theo vợ chồng ông Mậu, giống bò mà gia đình ông nhận không phải bò lai mà là giống bò cỏ bình thường.
Sau khi nộp tiền nhận bò về, gia đình ông được nhận lại 500.000 đồng với lý do bò nhỏ. “Con bò không ra con bò, ốm rồi bỏ ăn mấy ngày liền. Khi nộp tiền tại xã, chúng tôi không được cấp nhận biên lai mà chỉ đơn thuần là biên bản ký nhận bò, muốn trả lại bò để lấy tiền nhưng không biết trả cho ai”- ông Mậu bức xúc.
Cũng nằm trong đợt nhận bò hỗ trợ từ Chương trình 30a nhưng con bò giống của gia đình chị Nguyễn Thị Diệu ở xóm 2, thôn Long Hoà (An Hòa) lại mập mạp và phát triển rất tốt. Nhưng để có con bò này, chị Diệu không chỉ nộp 5,5 triệu đồng tiền đối ứng mà còn bù thêm 1,5 triệu đồng để đổi lấy được giống bò mới đạt chất lượng.
“Tôi nộp 5,5 triệu đồng để nhận bò giống, chẳng may bốc thăm con bò đầu tiên bị tiêu chảy (từ trại bò). Do không còn bò để chọn nên tôi đành dắt về nhà nuôi và nhờ thú y tiêm chích đến 3 lần nhưng không khỏi. Sau khoảng 1 tuần, tôi phải đưa thêm 1,5 triệu đồng cho trại bò để có con bò mới” - chị Diệu bày tỏ.
Ưu tiên hộ có điều kiện
"Tiêu chuẩn hỗ trợ là bò cái nền tuổi từ 10 - 12 tháng tuổi, trọng lượng 100 - 150kg/con, tỷ lệ máu lai Zebu nhỏ hơn hoặc bằng 50%. Tại buổi giao nhận bò còn có sự giám sát, kiểm tra từ các phòng ban của huyện, đơn vị cung ứng, địa phương và các ngành chuyên môn”.
Ông Trần Nam Trung
Theo lý giải của ông Trần Nam Trung – Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa, những năm trước đây, định mức hỗ trợ Chương trình 30a cho hộ nghèo không quá 14 triệu đồng/hộ. Vừa rồi, UBND tỉnh Bình Định có văn bản quy định định mức hỗ trợ này không được quá 10 triệu đồng/hộ.
Nếu ở mức đó thì bò giống không đảm bảo chất lượng, nên xã đã nảy ra “sáng kiến” kêu gọi sự tham gia đối ứng từ người dân. Xã đã xin chủ trương và được sự thống nhất của huyện. UBND xã An Hòa chỉ là bên trung gian thu nhận tiền của người dân giúp cho đơn vị cung ứng giống bò.
Đối tượng nhận bò 30a đều là những hộ nghèo, để có số tiền 5 triệu đồng nộp đối ứng, người dân phải chạy vạy rất khó khăn. Ông Trung lý giải: “Xã không bắt buộc, bà con nào khó khăn, không có tiền đối ứng thì để khi khác, chương trình này kéo dài. Xã ưu tiên cho những hộ dân có điều kiện đối ứng, có khả năng chăn nuôi, có lao động chăn dắt…”.
Related news
Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.
Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.
Chỉ với 8.000 m2 đất trồng bưởi xa xanh (BDX) VietGAP, ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của ông được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất.
Trang trại với các giống vật nuôi quý như gà Đông Tảo, vịt trời, lợn Bỉ… đem lại thu nhập trên một tỷ mỗi năm cho anh Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.
Ở thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, huyện An Dương (TP.Hải Phòng), trang trại trồng hoa Mây Xanh của nông dân Đỗ Văn Xanh được rất nhiều người biết tới