Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính Sách Hỗ Trợ Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi Nông Hộ Giai Đoạn 2015-2020

Chính Sách Hỗ Trợ Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi Nông Hộ Giai Đoạn 2015-2020
Publish date: Thursday. September 11th, 2014

Ngày 04/9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi); người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.  

Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.

Hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho trâu, bò cái sinh sản; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh/bò thịt/năm, 4 liều tinh/bò sữa hoặc trâu/năm.

Để được hỗ trợ, hộ chăn nuôi phải chăn nuôi từ 10 con lợn nái trở xuống; hoặc dưới có 10 con trâu, bò sinh sản trở xuống; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được UBND cấp xã xác nhận; sử dụng loại tinh theo yêu cầu của địa phương, có nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Về hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị: Hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn được hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con giống lợn, trâu, bò đực giống để thực hiện phối giống dịch vụ. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đ/con đối với lợn đực giống từ 6 tháng tuổi trở lên, mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 3 con lợn đực giống,

Mức hỗ trợ không quá 20.000.000 đ/con đối với bò đực giống từ 12 tháng tuổi trở lên hoặc không quá 25.000.000 đ/con đối với trâu đực giống từ 24 tháng tuổi trở lên, mỗi hộ được hỗ trợ mua một con trâu hoặc một con bò đực giống

Hộ chăn nuôi được hỗ trợ một lần đến 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị. Mức hỗ trợ bình quân đối với gà, vịt giống không quá 50.000 đ/con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.

Để được hỗ trợ, hộ chăn nuôi phải chăn nuôi các đối tượng lợn, trâu, bò đực giống để phối giống dịch vụ hoặc nuôi gà, vịt giống gắn với ấp nở cung cấp con giống; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, được UBND cấp xã xác nhận.

Ngoài ra, hộ chăn nuôi phải mua loại giống phù hợp yêu cầu của địa phương; có nguồn gốc từ các cơ sở SX giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng đối với lợn, trâu và bò hoặc phẩm cấp giống phù hợp đối với gà, vịt; có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ mua một trong các đối tượng: Hoặc lợn đực giống, hoặc trâu đực giống, hoặc bò đực giống, hoặc gà giống, hoặc vịt giống.

Bên cạnh đó, hộ chăn nuôi được hỗ trợ một lần đến 50% giá trị xây công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đ/công trình/hộ; hoặc được hỗ trợ một lần đến 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đ/hộ.

Để được hỗ trợ, hộ chăn nuôi phải chăn nuôi với quy mô thường xuyên không ít hơn 5 con lợn nái hoặc 10 con lợn thịt hoặc 3 con trâu, bò hoặc 200 con gia cầm sinh sản và tương đương; có nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, làm đơn đăng ký và được UBND cấp xã xác nhận; có xác nhận của UBND cấp xã về việc xây mới công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học đáp ứng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Để khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc, Quyết định này có quy định hỗ trợ một lần đến 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc, mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đ/người.

Để được hỗ trợ, người đi đào tạo, tập huấn phải dưới 40 tuổi, đã hoàn thành chương trình Trung học cơ sở đối với khu vực miền núi hoặc Trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng, có nhu cầu, làm đơn và được UBND cấp xã xác nhận.

Về hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc: hỗ trợ 1 lần đến 100% giá trị bình chứa Nitơ lỏng từ 1 đến 3,7 lít cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc, mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 bình/1 người.

Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc đã qua đào tạo, tập huấn có chứng chỉ; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được UBND cấp xã chấp thuận; phải mua loại bình phù hợp quy định của địa phương và có cam kết bảo quản, sử dụng bình trong thời gian không ít hơn 5 năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020. Nội dung Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg.


Related news

Hiệu quả từ mô hình trồng màu kết hợp với nuôi bò vỗ béo Hiệu quả từ mô hình trồng màu kết hợp với nuôi bò vỗ béo

Đó là mô hình của nông dân Huỳnh Trung Tràng, sinh năm 1957, ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, doanh thu hàng năm đạt trên 200 triệu đồng, lợi nhuận đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm.

Tuesday. September 1st, 2015
Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

Tuesday. September 1st, 2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Tuesday. September 1st, 2015
Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Tuesday. September 1st, 2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

Tuesday. September 1st, 2015