Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Góp Phần Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh

Góp Phần Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh
Publish date: Monday. November 3rd, 2014

Chăn nuôi đang là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trong tỉnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, mạng lưới thú y cơ sở luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giúp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả..

Ông Nguyễn Phúc Lập, Tổ trưởng Tổ mạng lưới thú y phường Thịnh Đán (T.P Thái Nguyên) chia sẻ: Mạng lưới thú y của phường gồm 6 người, trong đó chỉ có tôi là được hưởng phụ cấp. Là phường nằm ở trung tâm thành phố, việc kiểm soát dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn gặp nhiều khó khăn khi ngoài 10 trang trại, gia trại chăn nuôi gà, lợn, người dân vẫn chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô nhỏ, lẻ.

Theo đó, hoạt động kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại các khu chợ trên địa bàn khá sôi động nên chúng tôi gặp nhiều trở ngại khi dịch bệnh xuất hiện trên đàn vật nuôi. Để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh chúng tôi luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các cụm loa tuyền thanh, qua các cuộc họp ở tổ dân phố, từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân; phối hợp với các tổ dân phố tổ chức cho bà con ký cam kết không giấu dịch khi dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi.

Vào các đợt tiêm phòng, chúng tôi phải đến từng hộ vận động và triển khai tiêm ngay tại khu vực chăn nuôi của gia đình. Nhờ đó, kết quả tiêm phòng hằng năm của phường luôn đạt cao. Từ năm 2011 đến nay,  trên địa bàn không xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm ở đàn gia súc, gia cầm.

Ngoài Thịnh Đán, các Tổ mạng lưới thú y ở nhiều địa phương trong tỉnh cũng luôn hoàn thành nhiệm vụ của được giao như làm tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi tại địa phương; quản lý giám sát, báo cáo tình hình dịch bệnh; kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật; tiêm phòng theo sự chỉ đạo của Chi cục Thú y (mỗi năm 2 đợt); thực hiện các chương trình chuyển giao, áp dụng KHKT trong công tác bảo vệ đàn gia súc theo các dự án, đề tài; thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ đường làng, ngõ xóm, chuồng trại, khu vực chăn nuôi, ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao.

Cùng với đó là tham gia tích cực trong việc phát hiện, điều trị bệnh cho đàn vật nuôi; thông tin, báo cáo về tình hình dịch bệnh kịp thời, chính xác, giúp cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn xử lý kịp thời tại chỗ với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Theo thông tin từ Chi cục Thú y, hiện nay, toàn tỉnh có 180 tổ trưởng mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn và 153 thú y viên cơ sở. Các tổ trưởng mạng lưới thú y cấp xã đã thành thạo với các kỹ thuật lấy mẫu, điều tra ổ dịch, thực hiện đúng chế độ báo cáo, đủ nội dung theo yêu cầu; 100% cán bộ thú y đã được chế độ phụ cấp, được trang bị các loại phương tiện vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đặc biệt, các tổ trưởng mạng lưới thú y cấp xã đều đã có trình độ từ trung cấp chuyên ngành Chăn nuôi thú y trở lên. Các thú y viên cơ sở đều có trình độ sơ cấp.

Ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Thú y nhận định: Từ thực tế cho thấy, mạng lưới thú y cơ sở là cánh tay phải đắc lực, góp phần giúp cho công tác quản lý Nhà nước về thú y trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn. Nhất là trong việc phát hiện, khai báo kịp thời dịch bệnh trên đàn vật nuôi với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn cấp trên; tham gia tích cực trong lĩnh vực thực hiện các biện pháp chuyên môn phòng, chống, dập dịch tại địa phương; phối hợp thực hiện các hoạt động khác về quản lý công tác thú y tại địa phương như kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý thuốc thú y và công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm...

Không thể phủ nhận những đóng góp của mạng lưới thú y cơ sở, tuy nhiên ở một vài nơi trong tỉnh, hoạt động của lực lượng này vẫn còn những hạn chế như coi công việc thú y là việc làm thêm, dễ làm, khó bỏ; các tổ mạng lưới thú y không được trang bị phương tiện vật tư phục vụ hoạt động chuyên môn (tủ lạnh, máy phun động cơ, bảo hộ lao động, hộp xốp)…

Do đó, để từng bước củng cố mạng lưới thú y cơ sở các cấp, ngành chức năng nên quan tâm, cải thiện điều kiện hoạt động và nâng cao năng lực cho cán bộ thú y cấp xã; tăng cường việc đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thú y cơ sở về chuyên môn và trình độ quản lý Nhà nước để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt là việc lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán bệnh kịp thời.

Từng bước trang bị các phương tiện, vật tư để phục vụ hoạt động chuyên môn, đặc biệt các phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm của tỉnh...


Related news

"Hốt bạc" nhờ trồng hoa ly

Ông nhẩm tính, cứ đà này, hoa ly sẽ nở đúng dịp Tết, nếu giá hoa như năm ngoái thì vợ chồng ông cũng bỏ túi khoảng 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí giống

Friday. December 23rd, 2016
Trở thành triệu phú nhờ nghề trồng nấm Trở thành triệu phú nhờ nghề trồng nấm

ông Phạm Văn Mỹ phát triển nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm ông thu lãi hàng trăm triệu đồng, tạo công việc ổn định cho nhiều lao động

Saturday. December 24th, 2016
Ương cá giống dễ làm, lãi cao, dễ dàng bỏ túi tiền tỷ mỗi năm Ương cá giống dễ làm, lãi cao, dễ dàng bỏ túi tiền tỷ mỗi năm

Trên tích đất lúa kém hiệu quả, ông Nguyễn Văn Khôi đã mạnh dạn chuyển đổi thành ao hồ nuôi cá giống, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm

Monday. December 26th, 2016
Trồng cói trên cánh đồng nhiễm phèn, thu trăm triệu Trồng cói trên cánh đồng nhiễm phèn, thu trăm triệu

Ngoài mô hình trồng cói, ông còn kết hợp trồng mì (sắn), chuối và nuôi cá… cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Tuesday. December 27th, 2016
Tỷ phú cam sành Tỷ phú cam sành

Anh là một thanh niên được mệnh danh là “Tỷ phú cam sành” và là người vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc

Friday. December 30th, 2016