Lào Cai sẽ cung ứng cho thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm vào năm 2020

Theo đó, dự kiến đến năm 2020, nghề nuôi thủy sản Lào Cai sẽ có diện tích đạt 2.100 ha mặt nước, cung ứng ra thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm.
Trong đó, sẽ tập trung phát triển nuôi thủy đặc sản, nuôi thâm canh và bán thâm canh, định hướng nuôi theo hướng Viet GAP ở các xã: Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát); Xuân Quang, Xuân Giao, Phú Nhuận, thị trấn Phong Hải (huyện Bảo Thắng); Vạn Hòa, Cam Đường, Hợp Thành (thành phố Lào Cai). Đồng thời, thực hiện nuôi cá lồng trên các hồ mặt nước lớn với diện tích khoảng 320 ha tại các vùng như: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương. Mở rộng thể tích bể nuôi cá nước lạnh lên 54.500m3 với sản lượng đạt 655 tấn, năng suất 12,2kg/m3, vùng nuôi tập trung ở các xã của huyện Sa Pa, Bát Xát và Văn Bàn.
Để đảm bảo nghề nuôi thủy sản phát triển, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường tuyên truyền đến nông dân đẩy mạnh đầu tư về kinh tế kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Để đạt năng suất sản lượng như mục tiêu đề ra đến 2020, sẽ chuyển sang nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm 30% diện tích nuôi thủy sản. Xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm thủy sản có giá trị cao, mang tính đặc hữu của địa phương.
Related news

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).

Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.