Khảo sát nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, một hộ nuôi hào lồng bè trên tiểu khu 1, sông Chà Và (ngồi, đầu tiên bên trái) khai báo thông tin với đoàn kiểm tra.
Mục đích của đợt kiểm tra, khảo sát nhằm rà soát các thông tin, số liệu về cơ sở nuôi trồng thủy sản, làm cơ sở đưa ra phương án bố trí, sắp xếp, di dời lồng bè theo quy hoạch đã phê duyệt;
Điều tra về tính pháp lý của các chủ cơ sở nuôi; thực trạng sử dụng lao động và an toàn lao động trên bè nuôi; tình hình nuôi trồng thủy sản (đối tượng nuôi, diện tích, phương pháp, năng suất…);
Độ an toàn bè cá; xác định tọa độ thực tế tại các bè nuôi; khoảng cách hiện trạng giữa các bè… Số liệu điều tra thu thập được sẽ là cơ sở cho các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý, cấp phép, quản lý luồng lạch an toàn giao thông đường thủy và an ninh trật tự tại khu vực nuôi.
Trong ngày đầu làm việc, đoàn đã tiến hành kiểm tra, khảo sát các hộ nuôi thuộc tiểu khu 1 và 2 trên sông Chà Và thuộc địa bàn xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu).
Tại khu vực này, hầu hết các hộ nuôi cá bớp, cá chim, cá chẽm và nuôi hàu lá.
Qua khảo sát, đa phần các hộ nuôi đều nuôi tự phát, không có giấy phép nuôi do cơ quan chức năng cấp.
Diện tích nuôi dày, quy mô nuôi không đồng đều, có những bè nuôi ngay trong luồng giao thông làm ảnh hưởng đến giao thông thủy nội địa…
Được biết, việc kiểm tra, khảo sát sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện đến đến ngày 26-11.
Related news

Vụ nuôi thủy sản năm 2013, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có 21 hộ đã chuyển 27,8ha đất nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân lợi nhuận 400 triệu đồng/ha; 03 hộ nuôi tôm sú bán thâm canh chuyển sang nuôi sò huyết trong ao đất, bước đầu đem lại hiệu quả, bình quân lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/ha, năng suất bình quân khoảng 05 tấn/ha.

Thời gian gần đây, tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu để làm tăng trọng lượng của các tư thương đang có chiều hướng gia tăng. Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín sản phẩm thủy, hải sản địa phương mà còn làm tăng các mối nguy về ATVSTP, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Đó là kết quả nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn An Giang trong thời gian gần đây. Tôm càng xanh toàn đực được nghiên cứu bởi Trường đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel). Thời gian nuôi tôm 6 tháng, chi phí sản xuất 1 kg tôm từ 100.000 – 120.000 đồng, trong khi giá bán hiện nay là 225.000 đồng/kg.

Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.