Làm Giàu Từ Đất Bạc Màu

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.
Ông Khoa tâm sự: “Năm 1990 tôi cưới vợ. Rồi hai đứa con ra đời, cơm ăn không đủ no. Mình động viên vợ cố gắng làm ăn lo cho các con học hành đến nơi đến chốn. Loay hoay mãi mà vẫn nghèo, giữa năm 2009, tôi bàn với vợ vay 15 triệu đồng vượt 6 sào ruộng lúa cạnh nhà thành vườn trồng đinh lăng, xẻ rãnh nước tiện tưới tiêu kết hợp thả cá, giữa các rãnh nước tôi còn đóng thêm các trụ bê tông để làm giàn trồng bí xanh”.
Khi đinh lăng còn nhỏ ông trồng xen ngô. Mỗi năm ông thu 3 vụ ngô được 3-4 triệu đồng/vụ; 2 vụ bí xanh, mỗi vụ thu 4 triệu đồng. Sau 4 tháng thả cá, vụ cá đầu tiên ông thu gần 8 triệu đồng.
Ông Khoa cho hay: “6 sào ruộng nếu trồng lúa chỉ thu được hơn chục triệu đồng/năm, trong khi riêng ngô, bí xanh và cá năm đầu tiên tôi thu 40 triệu đồng, trừ chi phí vẫn còn hơn 20 triệu đồng. Còn đinh lăng trồng 3-5 năm bắt đầu thu hoạch cả thân và rễ, còn lá đinh lăng mỗi năm cắt 2 đợt, mỗi đợt bán được 2-3 triệu đồng”. Sau 3 năm ông thu lứa đinh lăng đầu tiên bán được 170 triệu đồng.
Diện tích mặt nước, cùng với nuôi cá, ông còn nuôi vịt siêu thịt. Mỗi năm bán vịt ông bỏ túi trên 15 triệu đồng. Không chỉ vậy, vợ chồng ông còn nuôi lợn nái và lợn thịt tận dụng nguồn lương thực ngô có sẵn và chất thải của lợn bón cho cây trồng. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay vợ chồng ông đã có trang trại tổng hợp với 1.800m2 trồng đinh lăng kết hợp thả cá, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng; trong chuồng thường xuyên có trên 40 con lợn thịt và 7 con lợn nái.
Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Khoa rất tích cực tham gia các hoạt động của địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ những hộ khó khăn kinh nghiệm làm ăn.
Bà con muốn tham khảo kinh nghiệm làm ăn của ông Khoa, liên hệ với số điện thoại: 0169.9185.559.
Related news
Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa phổ biến hiện nay kéo theo thay đổi phương thức trồng nấm rơm. Người trồng nấm rơm có sáng kiến đến tận ruộng thu rơm để sản xuất nấm rơm tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Mùa thu hoạch quế năm nay, đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung, bởi quế được giá. Ít cây gì ở miền núi lại cho thu nhập cao như cây quế, từ vỏ, cành, thân đến lá đều bán được tiền, giá cao ngất ngưởng.

Chỉ tính riêng ở Nam Trung bộ, kết quả chuyển đổi có lợi nhuận tăng từ 1,5 - 3 lần so với trồng lúa, doanh thu hàng trăm triệu đồng/ha.
Do giá cao su thế giới xuống thấp, các nhà máy chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng.

Do các phòng kiểm định chất lượng trong nước chỉ kiểm tra được gần 200 chỉ tiêu nên các doanh nghiệp hồ tiêu phải tốn thời gian và chi phí gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định. Hiệp hội Hồ tiêu đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nên xây dựng một phòng kiểm định chất lượng phù hợp với quốc tế.