167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản
Sau 10 năm nhân cấy, duy trì phát triển, đến nay xã Thiệu Hợp đã có 167 hộ nuôi con đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo tính toán của các hộ, các con nuôi đặc sản rủi ro ít, chủ động được nguồn thức ăn, chi phí nuôi không cao nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc, kiên trì.
Trong số các con nuôi đặc sản, nuôi rùa có hiệu quả cao hơn. Sau 5 năm, rùa mẹ sẽ cho sinh sản lứa đầu, giá bán một con rùa nhỏ sinh sản từ 2 - 2,5 triệu đồng; rùa mẹ sinh sản từ 20 – 25 triệu đồng/con.
Hộ có thu nhập cao nhất gần 300 triệu đồng/năm. Thiệu Hợp là một trong những xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa du nhập và phát triển mô hình con nuôi đặc sản hiệu quả và được nhiều hộ dân nơi khác đến học hỏi kinh nghiệm, mua con giống.
Để mô hình tiếp tục phát triển bền vững, xã Thiệu Hợp đang khuyến khích các hộ nuôi con nuôi đặc sản cùng liên kết, tập hợp giúp nhau về chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thị trường đầu ra...
Related news
Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân ở ven tuyến quốc lộ 91B thuộc quận Ô Môn và quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã tìm hướng đi mới bằng việc canh tác cây đậu phộng (lạc) trái mùa. Mô hình này đã và đang đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định.
Được triển khai thí điểm từ tháng 10/2014 đến nay, mô hình ứng dụng các phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn TP Hà Nội đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Anh Trần Văn Minh ở thôn Lạc Tân 1, xã Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) đã phát triển quy mô lớn các trang trại chăn nuôi dê, chim bồ câu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nghề chăn nuôi hươu ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) hình thành từ năm 1980, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và có nhiều hộ khá, giàu. Trải qua những biến động, thăng trầm, giống hươu sao và sản phẩm nhung hươu của huyện Quỳnh lưu vẫn được thị trường ưa chuộng, góp phần khẳng định những nỗ lực bảo tồn, phát huy nguồn giống.