Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Độc đáo nghề rùng cá

Độc đáo nghề rùng cá
Publish date: Monday. October 5th, 2015

Rùng cá là một hình thức kéo lưới cá với sự tham gia của hàng chục ngư dân, chia làm 2 bè, ra cách bờ khoảng 1km rồi rải lưới và quây kéo lên bờ. Hiện nay, ở xã Hải Lý còn 2 xóm (xóm 8 và xóm 9) có ngư dân làm nghề rùng cá.

Ông Bùi Xuân Toán (63 tuổi), xóm 9 là người đã có gần 40 năm trong nghề cho biết: Nghề rùng cá ở xã Hải Lý đã có bề dày truyền thống, nhiều gia đình đã có 3 - 4 đời làm nghề rùng cá.

Thời kỳ đầu, nghề rùng cá được ngư dân địa phương gọi là nghề rùng thưa bởi lưới rùng được đan thô sơ từ sợi gai với nhược điểm mắt lưới thưa, cồng kềnh. Năm 1976, các đội rùng cá bắt đầu sử dụng loại lưới nilon để đánh bắt.

Từ năm 1985, ngư dân Hải Lý đã nghĩ ra cách kết hợp loại lưới mắt thưa (vòng trong) và lưới mắt nhỏ (vòng ngoài) gọi là rùng mau nên năng suất đánh bắt đã tăng đáng kể.

Mỗi đội rùng cá có 2 bè gắn động cơ chở lưới, mỗi bè trị giá từ 5 - 7 triệu đồng được ghép từ những ống luồng già tước vỏ (để tránh bị nứt khi thời tiết nóng), có chiều rộng 2m, dài 10m, mỗi bè chở 10 ngư dân.

Lưới rùng mau (trị giá khoảng 50 triệu đồng), có chiều dài từ 800 - 1.000m, rộng 10m - 20m, có cấu tạo đơn giản, gồm ba bộ phận chính: Cánh lưới, thân lưới và túi lưới; ngoài ra còn có hệ thống dây viền để định hình nền lưới và phục vụ cho quá trình khai thác; que ngáng để định hình đầu cánh lưới; phao, chì để tạo lực nổi, lực chìm. Nghề rùng cá chủ yếu diễn ra vào mùa biển động, khoảng từ tháng 8 đến tháng Giêng âm lịch.

Theo kinh nghiệm của ngư dân, thời điểm này biển thường có sóng lớn, cá ở ngoài khơi bị áp vào bờ nên việc thả lưới gần bờ đem lại hiệu quả cao. Bãi khai thác cho nghề rùng cá phải có đặc điểm tương đối bằng phẳng, đáy không có chướng ngại vật, không làm ảnh hưởng đến giao thông, đi lại trong khu vực khai thác.

Ông Bùi Xuân Toán, xóm 9, xã Hải Lý (Hải Hậu) chuẩn bị các ngư cụ trước khi rùng cá.

Để chuẩn bị cho một buổi rùng cá, từ sáng sớm, những tấm lưới đã được ngư dân mang ra bãi biển chuẩn bị cho mẻ đánh bắt đầu tiên. Những ngư dân có nhiều kinh nghiệm tiến hành xác định độ sâu, dòng chảy, kích thước của khu vực khai thác.

Đến thời điểm “nước án trong ngoài” (Ngoài khơi nước xanh, gần bờ nước đục) thì xếp lưới lên 2 bè theo thứ tự phần nào thả sau xếp trước và đưa bè đến điểm thả lưới. Thả lưới là khâu quan trọng quyết định đến kết quả đánh bắt cá. Quá trình thả lưới phải đảm bảo các yêu cầu nhanh, đều tay để bao vây đàn cá.

Sau khi thả lưới xong, 2 bè giữ 2 đầu lưới chạy tách nhau theo chiều ngang khoảng 800m rồi đi song song vào bờ. Trên bờ, ngư dân bắt đầu thu lưới. Nghề rùng cá có thể tiến hành vào bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng lúc đêm khuya là thời điểm kéo rùng thích hợp nhất bởi thời gian tĩnh, lượng cá nhiều.

Vì vậy, các ngư dân thường ra bãi khai thác sớm, ngoài việc phải ngâm mình liên tục dưới nước lạnh, còn phải thao tác thả, kéo lưới nên đòi hỏi người ngư dân phải có sức khỏe tốt để làm việc. Mỗi mẻ rùng thường thu hoạch từ 1 - 2 tạ cá, chủ yếu là các loại cá cơm, cá dỏng… Ông Nguyễn Vũ Duyên, Trưởng xóm 8, xã Hải Lý cho biết:

Hiện nay, do người dân chuyển sang đánh bắt cá bằng các phương tiện hiện đại nên nghề đánh cá bằng lưới rùng bị mai một, cả xóm 8 hiện chỉ còn một đội rùng cá.

Đội rùng cá còn giữ nghề tới nay chủ yếu do cần nguồn nguyên liệu tại chỗ để phục vụ chế xuất các sản phẩm nước mắm đặc trưng của địa phương. Đặc biệt, ở xã Hải Lý, hằng năm vào ngày rằm tháng 8 âm lịch là thời điểm khởi đầu của mùa rùng cá, như là ngày hội cầu mong cuộc sống của ngư dân yên ấm.

Bởi vậy, vào ngày này, 2 đội rùng cá ở xóm 8 và xóm 9 cùng chia bãi để bủa lưới rùng cá với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương.

Ngoài xã Hải Lý, ở các xã Hải Triều, Hải Đông vẫn còn tồn tại nghề rùng cá nhưng quy mô không lớn, hoạt động cầm chừng…

Nghề rùng cá mang dấu ấn sơ khai trong hoạt động khai thác hải sản của ngư dân các xã ven biển. Hiện nay, với sự phát triển của nghề đánh bắt xa bờ với các thiết bị, công nghệ hiện đại, nghề rùng cá dần dần bị mai một.

Tuy nhiên nghề rùng cá vẫn cần được bảo tồn như một nét đẹp văn hóa, thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết cộng đồng trong cuộc sống lao động sản xuất của người dân các xã ven biển của tỉnh.


Related news

Rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn Rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn

Vụ nuôi tôm nước lợ năm 2015 sắp kết thúc, một kinh nghiệm rút ra đối với người nuôi và ngành chuyên môn là quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn đối với tôm sú được đánh giá là hiệu quả cao, hạn chế rủi ro.

Monday. October 19th, 2015
Nuôi tôm công nghệ cao thắng lớn Nuôi tôm công nghệ cao thắng lớn

Trong khi nhiều nơi trong cả nước nuôi tôm thẻ chân trắng không hiệu quả, thì tại tỉnh Khánh Hòa, có những vùng nuôi tôm cho kết quả ngoài mong đợi nhờ áp dụng quy trình nuôi hiện đại.

Monday. October 19th, 2015
Nguyên nhân làm cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết hàng loạt chủ yếu là do nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản ở Tân Hải Nguyên nhân làm cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết hàng loạt chủ yếu là do nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản ở Tân Hải

UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vừa có thông báo kết luận về việc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu).

Monday. October 19th, 2015
Quy định mới về cải tạo ao vuông người nuôi tôm gặp khó Quy định mới về cải tạo ao vuông người nuôi tôm gặp khó

Bước vào mùa cải tạo ao vuông, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu tập trung sên vét chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Thế nhưng, việc cải tạo ao vuông quanh năm và áp dụng những quy định mới như hiện nay làm người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến sản xuất.

Monday. October 19th, 2015
Nuôi heo sinh sản có hiệu quả Nuôi heo sinh sản có hiệu quả

Những năm gần đây, chị Nguyễn Thị Năm ở ấp Mỹ Bình, tỉnh Tiền Giang đã áp dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tuân thủ nghiêm các quy trình chăn nuôi theo khuyến cáo của ngành thú y, nên duy trì được đàn heo sinh sản và heo thịt cho lợi nhuận khá.

Monday. October 19th, 2015