Ký được hợp đồng xuất khẩu đạt 721.200 tấn cá tra

Xét về chủng loại, sản phẩm phi lê vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, dù đã có xu hướng giảm dần, đồng thời sản phẩm giá trị gia tăng cũng tiếp tục sụt giảm.
Cụ thể, nếu trong quý I/2015, sản phẩm phi lê chiếm tỷ trọng 83,6% trong tổng khối lượng đăng ký xuất khẩu toàn ngành, thì sang quý II giảm xuống còn 77,25% và con số này của quý III (tính đến ngày 26.9) là 76,65%.
Đối với chủng loại nguyên con, cắt khúc, nhìn chung tỷ trọng đăng ký xuất khẩu có xu hướng duy trì ổn định kể từ đầu năm đến nay với tỷ trọng của 3 quý đầu năm lần lượt là 7,02%, 8,71% và 8,63%.
Related news

Thời điểm này, nhiều hộ nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang vào mùa thu hoạch ổi. Chị Nguyễn Thị Thúy, thôn Dinh Thẳm, xã Cao Xá cho biết: Giống ổi được trồng ở các hộ trong thôn có nguồn gốc từ Hải Dương theo phương pháp ghép mắt. Sau một năm trồng là được thu quả, ổi cho thu hoạch từ tháng 7 năm trước đến tháng 2 năm sau. Muốn cây ra quả trái vụ mà vẫn giữ được năng suất và chất lượng tốt, phải hãm không cho lộc ra vào mùa chính.

PV NNVN đã có những trải nghiệm thú vị tại cái nôi của ngành công nghiệp mắc ca thế giới…

“Chúng ta đã khuyến khích, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, làm giàu trên chính khu vườn, mảnh ruộng quê hương mình. Điều đó thật sự có ý nghĩa về nhiều mặt, là chiến lược, là mục đích xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo” – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo NTM tỉnh Võ Kim Cự khẳng định.

Trước áp lực của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “dọa” đóng cửa nhà máy nếu áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm mới từ ngày 1-1-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chủ trương cho phép lùi thời gian áp dụng quy định này.

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.