Chuẩn Bị Xuất Khẩu Trái Vải Sang Mỹ, Úc
Cục Bảo vệ thực vật cho biết đang trong quá trình giám sát, đánh giá trước khi cấp mã số vùng trồng cho nhãn, vải ở phía Bắc để xuất khẩu vào Mỹ.
Theo thông tin từ Hiệp hội Rau quả VN, các công ty xuất khẩu trái cây ở phía Nam đang làm việc với các đối tác ở Bắc Giang để chuẩn bị xuất khẩu trái vải tươi sang thị trường Mỹ trong vụ vải năm nay, sau khi Mỹ cho phép nhập trái vải VN vào thị trường này (tháng 10-2014).
Một số công ty cho biết đã làm việc với Cục Bảo vệ thực vật để lựa chọn vùng nhãn, vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời cũng hợp tác với các cơ quan nghiên cứu tìm biện pháp bảo quản trái vải tốt nhất để vận chuyển.
Cục Bảo vệ thực vật cho biết đang trong quá trình giám sát và đánh giá trước khi cấp mã số vùng trồng cho nhãn và vải ở phía Bắc để xuất khẩu vào Mỹ.
Việc xuất khẩu trái nhãn, vải ở phía Bắc phức tạp hơn các loại trái cây phía Nam do phía Bắc chưa có nhà máy đóng gói trái cây được phía Mỹ cấp chứng nhận cũng như không có nhà máy chiếu xạ.
Do đó sau khi thu hoạch, trái vải phải được vận chuyển vào phía Nam để đóng gói và chiếu xạ trước khi xuất khẩu.
Related news
Anh Trần Văn Thiên ở đảo Hòn Hoi, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn có 10.000 lồng tu hài nuôi từ tháng 7.2011 với chi phí gần 600 triệu đồng, chỉ còn khoảng 5 tháng nữa là được thu hoạch. Tuy nhiên, không rõ vì sao hàng nghìn lồng nuôi tu hài lại bị chết, thiệt hại của gia đình anh ước khoảng 1,2 tỷ đồng.
Ông Mai Văn Chánh (ảnh), Chủ nhiệm HTX lúa tôm Hòa Lời, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng vui vẻ chia sẻ về kết quả bước đầu của việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong ruộng lúa: Tôi vô cùng bất ngờ khi thấy tôm chân trắng có thể sống trong ruộng lúa nước ngọt hoàn toàn.
Theo báo cáo sơ bộ của Sở NN-PTNT Nghệ An thì đến thời điểm này toàn tỉnh có xấp xỉ 40.000 ha lúa bị chết rét, chiếm trên 40% tổng diện tích lúa gieo cấy cả vụ. Trong số này có từ 15.000-16.000 ha lúa gieo thẳng và 24.000-25.000 ha lúa cấy.
Thông tin Bộ Công Thương công bố sẽ cho nhập khẩu 53.000 tấn muối đợt 1 năm 2012 khiến diêm dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lo âu và bức xúc.
Giá cá tra trượt dốc thảm hại không chỉ làm cho người nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến “chết ngộp”, mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho cá cũng “chết” theo.