Khai Mạc Hội Nghị Lần 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á

Hội nghị DAA9 là cơ hội tốt để các nhà quản lý, nhà khoa học, các DN, sinh viên học ngành nuôi trồng và thú y thủy sản trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới chia sẻ những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu...
Ngày 24/11, tại TP.HCM, đã khai mạc hội nghị lần thứ 9 về bệnh trong NTTS khu vực châu Á (DAA9). Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, khẳng định, việc Hội nghị DAA9 được tổ chức tại Việt Nam là bằng chứng rõ ràng cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về phòng chống dịch bệnh trong NTTS.
Hội nghị DAA9 là cơ hội tốt để các nhà quản lý, nhà khoa học, các DN, sinh viên học ngành nuôi trồng và thú y thủy sản trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới chia sẻ những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, hữu ích trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn để các DN quảng bá về các hoạt động nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và KH-CN trong thú y thủy sản.
Ngoài ra, đây cũng là nơi tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác Việt Nam và quốc tế mở rộng mối quan hệ hợp tác, nghiên cứu, thị trường buôn bán thủy sản, sản phẩm thủy sản, thuốc thú y thủy sản nhằm mục đích thúc đẩy ngành NTTS tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sinh thái. Hội nghị DAA9 sẽ còn tiếp tục đến hết ngày 28/11.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/khai-mac-hoi-nghi-lan-9-ve-benh-trong-nuoi-trong-thuy-san-chau-a-post135067.html
Related news

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.