Hội CCB xã Nhơn Tân hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế
Theo ông Nguyễn Hữu Phúc, Chủ tịch Hội CCB xã Nhơn Tân, từ năm 2010 đến nay, Hội CCB xã luôn giữ vững danh hiệu “Trong sạch vững mạnh xuất sắc”.
Ngoài công tác xây dựng Hội, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, Hội còn là chỗ dựa vững chắc để HV ở địa phương phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
HV CCB Châu Văn Dưỡng, ở thôn Thọ Tân Bắc, chăm sóc đàn bò.
Đến nay, Hội đã huy động quỹ “Tình đồng đội” trên 93 triệu đồng (bình quân 833 ngàn đồng/HV, cao nhất so với 15 Hội CCB xã, phường của thị xã An Nhơn); thành lập 2 tổ vay vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hiện nguồn vốn Hội đang quản lý gần 1,1 tỉ đồng, cho 71 hộ HV vay đầu tư chăn nuôi, trồng rừng kinh tế, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hầu hết HV vay vốn đều sử dụng đồng vốn đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, nhiều HV đã thoát nghèo, vươn lên khá giả và làm giàu.
Điển hình như hộ HV Nguyễn Thị Hoa (thương binh hạng 2/4), ở thôn Thọ Tân Nam, được Hội tạo điều kiện vay 15 triệu đồng nuôi bò sinh sản, sau một năm đã có bê con bán trả tiền vốn để Hội cho HV khác vay.
Ngoài chăn nuôi, gia đình chị Hoa còn trồng rừng kinh tế, đến nay đã thoát nghèo.
Chị Hoa thổ lộ: “Nếu không có vốn của Hội CCB hỗ trợ, gia đình tui khó có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Nay mình có của ăn, của để, cũng góp chút công sức giúp đỡ các HV gặp khó khăn”.
Hoặc như HV Châu Văn Dưỡng, ở thôn Thọ Tân Bắc, chuyên nuôi bò sinh sản, có thời điểm đàn bò của ông trên 20 con, thu nhập từ bán bê con cả trăm triệu đồng/năm.
Do tuổi cao, sức yếu nên đàn bò ông nuôi năm rồi giảm còn 5 con, nhưng mỗi năm ông cũng thu nhập không dưới 80 triệu đồng.
Ông cho biết: “Thông cảm hoàn cảnh khó khăn của một số bà con chòm xóm nghèo, sẵn tiền bán bò tui giúp mỗi hộ năm-ba triệu đồng, đã có 4 hộ được giúp, tui còn cho 2 hộ mượn 2 con bò giống, nuôi có kết quả rồi mới trả lại.
Để giúp bò giống cho HV chăn nuôi, tăng thu nhập, Hội CCB xã khuyến khích các chi hội sử dụng quỹ Tình đồng đội cho vay quay vòng.
Chi hội Thọ Tân Nam có 4 HV được chi hội cho vay 15 - 25 triệu đồng/HV, lãi suất thấp 0,5%/tháng để mua bò về nuôi; chỉ sau 1- 2 năm bán bê con trả vốn cho quỹ hội.
Các chi hội còn quản lý 80 ha rừng, giao cho HV chăm sóc, giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho HV.
Ông Nguyễn Hữu Phúc cho biết thêm:
Với bản chất “Bộ đội cụ Hồ”, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, giảm nghèo, Hội đã giao nhiệm vụ cho HV có điều kiện khá, giàu giúp HV nghèo từ nguồn vốn, con giống đến cách thức làm ăn, nên đời sống HV đều được đảm bảo.
Đến nay, toàn xã chỉ còn 2 hộ HV CCB nghèo do già yếu, neo đơn, bệnh tật, chiếm 0,1%; có 75% hộ HV khá, giàu và 24,9% hộ CCB có đời sống trung bình.
Related news
Thời gian gần đây, một vài hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình chăn nuôi dê, bước đầu cho thu nhập khá từ việc bán dê giống và dê thịt. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.
Sáng ngày 4/2/2015, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò tại hộ anh Nguyễn Hoàng Mỹ, ấp Bình Hưng 2 xã Bình Mỹ (Châu Phú - An Giang). Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 40 bà con nông dân trong huyện đến dự.
Đã hơn 10 năm nay, tại khu vườn của anh Phạm Văn Hà (40 tuổi) ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm con gà rừng màu lông rực rỡ chạy loanh quanh dưới tán rừng trồng kiếm ăn, tối đến lại vào chuồng. Nghề nuôi gà rừng được anh Hà bắt đầu từ 7 quả trứng nhặt trong rừng đem về gây giống.
Nếu như thời điểm tháng 8/2014, nhiều tàu cá trên địa bàn thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá các mặt hàng khai thác lại xuống thấp, thì vào thời điểm này ngư dân rất phấn khởi bởi sản lượng khai thác tăng và giá xăng dầu giảm sâu.