Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trước Thông Tin Cam Sành Hà Giang Bán Tràn Lan Trên Thị Trường

Trước Thông Tin Cam Sành Hà Giang Bán Tràn Lan Trên Thị Trường
Publish date: Thursday. October 16th, 2014

Cứ đến đầu tháng 10 hàng năm, người tiêu dùng lại lo lắng khi sản phẩm cam sành trôi nổi trên thị trường gắn nhãn mác cam sành Hà Giang được bày bán công khai với giá rất rẻ, chỉ từ 10 - 15 ngàn đồng, thậm chí có nơi chỉ bán với giá 6-8 ngàn đồng. không chỉ giá rẻ mà các loại cam đang được bày bán có mẫu mã đẹp, không có hạt, nhìn rất bắt mắt nên người tiêu dùng cứ vô tư mua về dùng.

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện cam sành giá rẻ hiện nay, chúng tôi đã tìm về thôn Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang), nơi có diện tích trồng cam lớn nhất của tỉnh .

Con đường bê tông uốn lượn chạy giữa các vườn cam xanh tốt kéo dài tới tận bờ sông Con đã dẫn chúng tôi tới gia đình Ông Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội cam sành huyện Bắc Quang, cũng là người tham gia trồng cam sành nổi tiếng của xã Vĩnh Hảo.

Khi được biết mục đích chuyến thăm lần này, ông Lân đã một mực khẳng định: Cam sành chúng tôi chưa thể có mặt trên thị trường thời điểm này: bởi cam sành Hà Giang đang trong thời kỳ sinh trưởng và tích nước, trái cam còn nhỏ và rất chua, vỏ sần, cùi dày; phải đến tháng 12 dương lịch cam chín mới đến thời điểm thu hoạch.

Ông Lân cũng giải thích thêm: Thời điểm chính vụ giá cam sành Hà Giang lên đến 20-30 ngàn một kg, do đó người trồng cam không vì lợi nhuận mà bán cam non với giá rẻ như vậy.

Minh chứng cho lời nói của mình, ông Lân đã dẫn chúc tôi thăm vườn cam của gia đình. Với gần chục ha cam đang trong thời kỳ sinh trưởng, trái cam vẫn còn xanh non.

Được biết niên vụ cam năm 2014 toàn xã Vĩnh Hảo có 472,25 ha cam sành, chiếm trên 80% diện tích cam sành của huyện Bắc Quang; trong đó diện tích đang cho thu hoạch 305,35ha, sản lượng ước đạt 40. 000 tấn, bình quân năng suất đạt 16 tấn/ha. Với đặc thù canh tác trên đất dốc và ven sông suối, nên cam sành Hà Giang thường có mẫu mã không đẹp, vỏ quả cam thường sần, rám nắng và nhiều hạt, tuy nhiên cam sành Hà Giang có vị thơm ngọt đặc trưng mà giống cam khác không có được.

Ông Hoàng Văn Xuân, Phó Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Hảo cho biết: Mấy năm gần đây xã được huyện triển khai chương trình trồng và chăm sóc cam sành theo tiêu chuẩn VietGap, chất lượng, mẫu mã sản phẩm cam sành Hà Giang đã được cải thiện, kéo theo đó giá thành cam quả của Hà Giang cũng sẽ nâng lên. Tuy nhiên cam sành trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap cũng cho thu hoạch đúng mùa vụ vào tháng 12 dương lịch hàng năm, nên chưa thể xuất hiện cam sành Hà Giang trên thị trường.

Cùng quan điểm với ông Hoàng văn Xuân, chúng tôi có mặt tại gia đình ông Nguyễn Trung Kiên, là người trồng cam cũng như làm đầu mối thu gom, bao tiêu sản phẩm cho bà con gần chục năm nay khẳng định: người dân xã Vĩnh Hảo thu nhập chính từ cây cam, hầu hết các hộ đều thuộc thành phần kinh tế khá giả và ổn định, nên không vì lý do gì mà người dân trồng cam lại bán cam non với giá rẻ như vậy

Trước những thông tin đa chiều và không chính thống về tình trạng cam sành Hà Giang xuất hiện tràn lan trên thị trường, người trồng cam sành chỉ còn biết trông chờ sự vào cuộc của ngành chức năng, đồng thời trông chờ vào sự thông thái của người tiêu dùng cả nước, khi thương hiệu cam sành Hà Giang đang bị lợi dụng một cách công khai, trắng trợn.


Related news

Chuyển đổi cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cần giải pháp đồng bộ Chuyển đổi cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cần giải pháp đồng bộ

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu suất, giá trị và lợi nhuận cho nông dân đã được Bộ NN&PTNT khuyến cáo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện. Theo các nhà chuyên môn, trong hoàn cảnh giá lúa bấp bênh, tình hình xuất khẩu gạo gặp khó thì việc giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây khác là vấn đề cấp bách. Song, việc trồng cây gì, bán ở đâu, ai mua, giá bao nhiêu,... vẫn là bài toán nan giải.

Wednesday. August 19th, 2015
Kim Bình - Xã trăm triệu đồng nhờ chuối tây Kim Bình - Xã trăm triệu đồng nhờ chuối tây

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Wednesday. August 19th, 2015
Thu hàng trăm triệu đồng từ vườn hồng công nghệ cao Thu hàng trăm triệu đồng từ vườn hồng công nghệ cao

Không để cái nghèo đói đeo bám khi quanh năm gắn bó với ruộng nương, lão nông Păng Ting Sin đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và ông đã thành công với 1ha hoa hồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Wednesday. August 19th, 2015
Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ

"Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”

Wednesday. August 19th, 2015
Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch

Mục tiêu của TP.Hội An là phát triển nông nghiệp xanh và sạch để làm động lực cho phát triển bền vững ngành thương mại - du lịch trong những năm tới.

Wednesday. August 19th, 2015