Hiệu Quả Mô Hình Trồng Bí Xanh Và Sản Xuất Nấm Mộc Nhĩ Ở Hạ Hoà
Vụ đông 2013, Trạm khuyến nông Hạ Hoà phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ xây dựng, trình diễn mô hình cánh đồng mẫu trồng bí xanh an toàn và mô hình sản xuất nấm, mộc nhĩ.
Mô hình trồng bí xanh an toàn vụ đông tại xã Văn Lang (Hạ Hoà) được triển khai trên quy mô 10 ha với 100 hộ nông dân tham gia trồng giống bí sặt HN 999. Đây là giống bí cao sản, quả thon dài (trung bình 60cm), thịt quả dày, ruột đặc, ăn không chua, trọng lượng 2-2,5 kg/quả. Trước khi trồng, bà con làm bầu cây con, sử dụng 35 - 40g giống/sào. Ra bầu, cây phát triển 2-3 lá thật thì thực hiện quy trình bón phân đều theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
Trong quá trình chăm sóc, cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn nông dân tỉa bớt quả, chỉ để 1 quả/cây, vặt bỏ quả bị cong queo, quả có hiện tượng bị sâu hại. Sau 3 tháng cho thu hoạch với trọng lượng đạt 1,5 kg/quả, năng suất 1.350 kg/sào (tương đương 37,5 tấn/ha). Với giá bán ra thị trường hiện nay 5.000 đồng/kg, 1 sào bí xanh cho thu 6.750.000 đồng, lãi 4.389.000 đồng/sào, gấp 6 lần trồng ngô.
Cùng với việc triển khai thực hiện mô hình, người dân trên địa bàn xã Văn Lang còn tự trồng 55 ha bí xanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Thành công bước đầu của mô hình trồng bí xanh an toàn là tiền đề để các hộ dân trong xã tạo quỹ đất và thời gian để mở rộng diện tích cây vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất.
Một số hộ trồng bí xanh ở xã Văn Lang cho biết năng suất trồng bí xanh cao, nhưng đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nhất là thời gian lên gièo phải vắt ngọn bí lên gièo không để bị gục. Nếu có đầu ra ổn định, các hộ dân sẽ nhân rộng mô hình vì cây bí xanh cho hiệu quả cao hơn trồng ngô 6 lần.
Tại xã Phương Viên, triển khai mô hình trồng mộc nhĩ với quy mô 30 tấn nguyên liệu cám cưa, giống nấm mộc nhĩ do Trung tâm công nghệ sinh học thực vật - Bộ NN và PTNT cung ứng. Hình thức tổ chức theo nhóm hộ, các hộ liên kết với nhau tạo thành nhóm sản xuất tập trung. Quá trình thực hiện theo quy trình kỹ thuật, cây nấm mộc nhĩ phát triển tốt, đường kính mũ nấm đạt 5-6cm, mỗi bịch 4 cụm nấm, trọng lượng trung bình là 0,04 kg nấm khô/bịch, năng suất đạt 48 - 51kg nấm khô/1 tấn nguyên liệu, giá bán 110.000 đồng/kg mộc nhĩ khô, tương đương mỗi tấn nguyên liệu mùn cưa cho thu lãi 1.810.000 đồng.
Như vậy, mô hình trồng bí xanh đã giúp cho các hộ nông dân có thêm kiến thức KHKT trong thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là quy trình sản xuất rau an toàn. Mô hình sản xuất nấm mộc nhĩ được thực hiện cũng đã góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện, tạo ra một nghề sản xuất mới. Hiệu quả của 2 mô hình đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vụ đông ở các địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người nông dân.
Related news
Sáng 3.10, tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới.
Với số lượng tôm nuôi hiện đã chết lên đến hàng chục ngàn con, người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã bị thiệt hại hàng tỷ đồng.
Tối 1.10, Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam (Techmart 2015) đã chính thức khai mạc. Một trong những điểm nổi bật của sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức lần này là sự tham gia đông đảo của các nhà sáng chế "chân đất".
Quả bưởi hồ lô có hình bản đồ Việt Nam, cùng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, của lão nông Võ Trung Thành đến từ Hậu Giang, đang được trưng bày ở Hà Nội thu hút nhiều người xem.
Suốt từ đầu năm đến nay, trong khi kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản nói chung liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản XK chủ lực như chè, cà phê, cao su… thì mặt hàng điều lại “lội ngược dòng” khi tăng trưởng khá khả quan.