190.000 đồng/kg bắp giống chuyển gien của Dekalb Việt Nam

Với công nghệ Genuity tích hợp trên nền tảng giống chuyển gien bảo vệ bắp khỏi tác hại của cả sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang - là 3 loại sâu hại chính trên cây bắp, nông dân sẽ tiết kiệm được thời gian, công lao động và bảo vệ sức khỏe, nhờ hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu (với 3 loại sâu này có thể tiết kiệm trên dưới 1 triệu đồng/ha).
2 giống này giúp kiểm soát cỏ dại hiệu quả hơn, do có thể phun trùm thuốc trừ cỏ mà không cần phải che chắn như giống bắp thông thường.
Nhờ đó, cây bắp phát triển tốt, không bị cạnh tranh dinh dưỡng, tiếp cận năng suất cao nhất có thể.
Trước khi chính thức thương mại hóa sản phẩm, hơn 16.000 nông dân đã được Dekalb Việt Nam chuyển giao kiến thức, ứng dụng công nghệ mới, trong đó hơn 150 nông dân đã trồng và thu hoạch những vụ bắp chuyển gien đầu tiên.
Dekalb Việt Nam cho biết, tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết và mùa vụ, năng suất giống bắp chuyển gien tăng thêm từ 7% - 25%.
Riêng tại điểm thu hoạch giống bắp chuyển gien của Dekalb Việt Nam (xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), năng suất chênh lệch so với giống đối chứng lên đến 4,1 tấn/ha/vụ (tăng khoảng 40%), và thương lái tại đây mua giá cao hơn giống bắp lai truyền thống 100 đồng/kg nhờ chất lượng hạt tốt hơn và độ ẩm thấp hơn.
Related news

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Liên Minh (Vụ Bản - Nam Định) đã mạnh dạn đưa một số con nuôi vào sản xuất như nuôi dế giống, dế thương phẩm, nuôi hươu lấy nhung và lợn rừng cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 21-7, tại tuyến sông Hậu, đoạn khu vực Vịnh Cây Kìm, xã Khánh An (An Phú - An Giang) một con cá tra dầu nặng 86 kg đã dính lưới ngư dân. Con cá tra đã được ngư dân bán lại cho ông Huỳnh Thanh Hồng, Trưởng Công an xã Quốc Thái, với giá 180.000 đồng/kg.

Thời gian gần đây, nghề nuôi bò vỗ béo đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi 5 sào ruộng cấy lúa hay bị thiếu nước, năng suất bấp bênh sang trồng bí cao sản Đài Loan, anh Hoàng Văn Dũng ở thôn Hà Am, xã Cao Xá (Tân Yên - Bắc Giang) có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ.

Đến nay, tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tiên Phú (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, Bến Tre) đã có khoảng 60 container chôm chôm “bay” ra thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Cũng từ tổ hợp tác này, lần đầu tiên trái chôm chôm của Bến Tre đã tự hào bay xa và hội nhập. Anh Nguyễn Hữu Tâm là người đã ghi công đầu trong việc mở đường cho mặt hàng này xuất khẩu.