Phân bón giả hoành hành nhưng kết quả xử lý lại êm đẹp

Đại biểu Cương dẫn thông tin báo chí, mỗi năm nước ta thiệt hại khoảng 2 tỷ USD do việc sử dụng phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Hàng năm trong nhiều nghìn tỷ đồng tiền bán phân bón được thu từ túi tiền người nông dân có tỷ lệ lớn số tiền mua phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận)
"Chính điều đó đã gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân, cho nông nghiệp và nền kinh tế quốc gia.
Thực trạng này rất dễ nhận thấy nhưng giải pháp khắc phục cho đến nay chưa hiệu quả, việc xử lý chưa nghiêm minh.
Nhiều năm qua nông dân cả nước vẫn tiếp tục khốn đốn với các loại phân bón giả, phân bón dởm, kém chất lượng và ngày càng tràn lan.
Người nông dân không có cách nào đề phân biệt thực hư khi mua phân bón.
Thực trạng phân bón giả như một loại dịch bệnh vô phương cứu chữa, dường như đổ hết lên vai người nông dân" – đại biểu Cương trăn trở.
Đại biểu tỉnh Ninh Thuận cũng dẫn số liệu, nước ta có xấp xỉ 5.300 các loại phân bón trong danh mục chính thức, có gần 1.000 loại đã được cấp xong giấy hợp chuẩn, hợp quy, bên cạnh đó là các loại phân bón truyền thống nằm ngoài danh mục, ước tính cũng khoảng 1.000 loại nữa.
Như vậy thị trường phân bón đang tồn tại khoảng 7.000 chủng loại phân bón, gồm phân bón hóa học, phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón vi lượng, phân bón tưới rễ, phân bón lá.
Việc có quá nhiều số lượng chủng loại phân bón khiến cho công tác quản lý, kinh doanh cũng như việc hướng dẫn sử dụng cho nông dân gặp nhiều khó khăn.
Chính vì những tồn tại như vậy nên phân bón giả, phân bón kém chất lượng, phân bón nhái có cơ hội trà trộn và tung hoành vào thị trường phân bón.
"Đó cũng là câu trả lời tại sao năng suất của chúng ta thấp, chất lượng sản phẩm không cao, chất lượng sản xuất nông nghiệp qua nhiều năm không tăng" – đại biểu Cương nói.
Vị đại biểu này cũng dẫn chứng thêm, các quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp lớn và những quốc gia phát triển chỉ sử dụng 20 -30 loại phân bón.
Thái Lan một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển cũng chỉ sử dụng khoảng 100 chủng loại phân bón cho nông nghiệp.
"Không hiểu tại sao nước ta lại sản xuất, kinh doanh và sử dụng nhiều chủng loại phân bón đến như vậy.
Những năm gần đây đã có những lần kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, qua phát hiện 50% mẫu phân bón không đạt tiêu chuẩn chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.
Còn rất nhiều các cuộc thanh tra, kiểm tra phát hiện những loại phân bón kém chất lượng ở nhiều địa phương nhưng kết quả đều xử lý êm đẹp, để rồi nông dân của cả xã, cả huyện, cả tỉnh phải tiếp tục chịu nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng" – đại biểu nêu ra.
Theo đại biểu Cương, vụ việc sản xuất phân bón giả của Công ty CP Sản xuất Thương mại Thuận Phong (Đồng Nai) do Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia (Ban chỉ đạo 389) phanh phui là điển hình về sự nương nhẹ của chính quyền địa phương.
Đến khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an vào cuộc thì vụ việc mới dần được làm sáng tỏ.
Related news

Cứ mỗi sáng, các hộ nuôi tôm kẹt ở sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) phải vớt bỏ tôm chết, người ít thì vài ba ký, người nhiều cả chục ký. Với giá tôm trung bình 800 ngàn/kg, giá trị thiệt hại ước tính từ vài triệu đến gần chục triệu đồng/ngày. Đó là những gì mà các hộ nuôi tôm lồng bè trên sông Chà Và hứng chịu từ tháng bảy âm lịch đến nay.

Ốc mút - như tên dân dã của nó - vốn chẳng phải là loại đặc sản cao cấp gì. Thế nhưng thời gian gần đây, ốc mút lại đang lên “cơn sốt” ở một số huyện miền Đông như Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh)... Người ta đổ xô đi bắt ốc mút để bán cho các thương lái Trung Quốc. Mặc dù hỏi chính các chủ buôn là thu mua ốc mút về làm gì thì ai cũng lắc đầu: Không biết!...

Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.