Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đi Học Nghề Trồng Lúa

Đi Học Nghề Trồng Lúa
Publish date: Friday. February 14th, 2014

Lớp dạy canh tác lúa cải tiến mở tại xã Cổ Loa, Đông Anh, TP.Hà Nội do Hội nông dân xã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân trong xã.

Ông Lê Đăng Chuyển- Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã Cổ Loa cho biết: “Cổ Loa là xã thuần nông, có 462,3ha đất nông nghiệp. Lâu nay ND chủ yếu trồng các giống lúa truyền thống PC 15, khang dân...

Chọn học viên nòng cốt

Theo ông Chuyển, để giúp ND nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác, Hội ND xã đã xây dựng mô hình trồng khi đưa giống lúa nếp cái hoa vàng vào trồng thí điểm ở xã, Hội ND xã đã chủ động phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện mở lớp dạy nghề canh tác lúa cải tiến SRI cho hội viên ND.

Theo ông Chuyển, do quy định sĩ số lớp học, trong khi mô hình thí điểm có 271 hộ tham gia canh tác trên diện tích 7,5ha nên Hội lựa chọn 30 hội viên ND nòng cốt tham gia học nghề. Những kiến thức tiếp thu tại lớp học, những học viên này sẽ về phổ biến lại cho những ND khác ở địa phương.

Ông Chuyển cho biết thêm, thời gian học 3 tháng, từ khi gieo mạ tới khi thu hoạch. Tham gia lớp học, học viên được hỗ trợ 20.000 đồng/buổi (mỗi tuần học 1 buổi), được hỗ trợ 100% giống, 30% thuốc trừ sâu và phân bón.

Vừa học vừa thực hành

Chúng tôi về Cổ Loa đúng ngày thầy, trò lớp dạy nghề nghiệm thu kết quả canh tác lúa nếp cái hoa vàng và bế giảng khoá học. Bà Nguyễn Thị Hằng- Trạm phó Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đông Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết: “Tham gia lớp học, ND được trang bị những kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI (tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc, đã được Bộ NNPTNT công nhận năm 2007). Cụ thể về kỹ thuật gieo, cấy lúa; chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Phương pháp truyền đạt của chúng tôi học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay tại ruộng”.

“Kết thúc khóa học, 30 học viên đã được Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp giấy chứng nhận đã tham gia lớp huấn luyện ND về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM- SRI) trên lúa”.

Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Chợ)- học viên lớp dạy nghề cho hay: “Trước mỗi buổi học, chúng tôi được giáo viên đưa đi thăm đồng, điều tra cây lúa. Sau đó về hội trường cùng nhau thảo luận về cách cấy, chăm sóc lúa đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh đúng cách...”.

Cùng tham gia lớp học với bà Hồng, bà Nguyễn Thị Xuân, thôn Chợ phấn khởi: “Nhờ những kiến thức tiếp thu từ lớp học, tôi đã ứng dụng vào trồng nếp cái hoa vàng rất hiệu quả. Hôm nay nghiệm thu mô hình, so sánh trên cùng diện tích 1 sào, trước kia trồng lúa giống khang dân, tôi thu 1,4 tạ thóc, bán 7.000 đồng/kg, mỗi sào được gần 1 triệu đồng.

Trồng nếp cái hoa vàng, từ khi trồng đến khi thu hoạch dài hơn 1 tháng, nhưng tôi ước tính mỗi sào cho 1,6 tạ lúa. Với giá lúa bán hiện nay là 20.000 đồng/kg, tôi có khoảng 3,2 triệu đồng. Hiệu quả đã rõ, vụ tới tôi sẽ đầu tư trồng giống nếp này”.


Related news

Đụng Lợn Đụng Lợn "Sạch” Ăn Tết

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.

Friday. January 24th, 2014
Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP

Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Friday. January 24th, 2014
Nấm Rơm Mùa Nghịch Cho Tết Nấm Rơm Mùa Nghịch Cho Tết

Nấm rơm chất 2 tuần cho sản phẩm và thu hoạch kéo dài khoảng 20 - 25 ngày. Bình quân vụ này năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha, trừ hết các khoảng chi phí lãi trên 100 triệu đồng. Trồng nấm rơm 1 năm có thể luân canh từ 4 - 5 vụ ở các vùng đất bờ cao, thoáng mát, dễ thoát nước.

Friday. January 24th, 2014
Rau Sạch Đà Lạt GAP Rau Sạch Đà Lạt GAP

Năm 2013, Công ty TNHH Đà Lạt GAP (Phường 8 - Đà Lạt) vinh dự được Bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Đức Quận tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt ghi nhận thành tích “Xây dựng hệ thống quản lý Global GAP, xây dựng chuỗi thực phẩm sạch từ sản xuất đến bàn ăn”.

Friday. January 24th, 2014
Cà Phê Đắk Hà Được UTZ Certified Chứng Nhận Toàn Cầu Cà Phê Đắk Hà Được UTZ Certified Chứng Nhận Toàn Cầu

Chiều 22/1, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón chứng nhận cà phê quốc tế UTZ Certified. Theo một đại diện của UTZ Certified, đây là lần đầu tiên tổ chức này trao chứng nhận cho một sản phẩm cà phê bột của Việt Nam.

Friday. January 24th, 2014