Xuất Khẩu Tôm Bangladesh Sang Mỹ Giảm Mạnh
XK tôm Bangladesh sang Mỹ giảm gần một nửa so với cùng kỳ mấy năm qua mặc dù tổng XK năm ngoái của nước này đạt mức cao kỷ lục và một phần nhờ đẩy mạnh XK tôm sang EU.
Theo cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu, có một số nguyên nhân khiến XK tôm Bangladesh sang Mỹ giảm trong khi XK sang EU lại tăng.
Một số nhà XK chính như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ đã cạnh tranh tốt hơn với Bangladesh về giá tôm kể từ đầu năm 2010 nhờ phát triển nuôi tôm chân trắng.
Tuy nhiên, một số nước đã phải đối mặt với sản lượng sụt giảm do dịch bệnh cùng với bão lũ khiến nguồn cung tôm toàn cầu giảm. Bangladesh đã nhanh chóng bù đắp nguồn cung, đặc biệt là trên thị trường EU và giá bán tôm của nước này đã tăng đáng kể, từ 20-30%.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu Thực phẩm Đông lạnh Bangladesh, vấn đề lớn nhất của ngành tôm hiện nay chỉ là sản lượng bình quân trên mỗi hectare đạt thấp. Theo cách nuôi truyền thống ở nước này, sản lượng thu được chỉ đạt từ 300 – 350 kg/ha trong khi đó sản lượng trung bình của Thái Lan là 6.000 – 7000 kg/ha.
Ngoài ra, Mỹ hiện đang gia tăng NK tôm chân trắng giá rẻ từ các nguồn cung truyền thống như Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Do vậy, tôm Bangladesh khó giành được nhiều thị phần trên thị trường tôm Mỹ.
Thêm vào đó, khách hàng EU chấp nhận trả giá cao hơn cho tôm Bangladesh vì vậy EU trở thành thị trường ưu tiên của nước này. XK tôm sang Mỹ giảm từ 110 triệu USD năm 2008 – 09 xuống còn 55 triệu USD năm 2013-14.
Trong khi đó, XK sang Bỉ tăng gấp đôi lên 107 triệu năm 2013-14, và sang Anh đạt 105 triệu USD. XK sang các nước Châu Âu khác như Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ và Pháp cũng tăng mạnh và lần lượt đạt 85 triệu USD, 44 triệu USD và 19 triệu USD. XK sang Nhật Bản và Arập Xê Út cũng tăng tới 19 triệu USD và 10 triệu USD.
Mặc dù XK sang Mỹ giảm nhưng ngành tôm của Bangladesh có thị phần tốt hơn trên thị trường toàn cầu.
Sản lượng thấp là một trở ngại lớn cho XK tôm của nước này. Năng lực chế biến của ngành tôm đạt 350.000 tấn tuy nhiên hiện nay Bangladesh mới sản xuất 60.000 tấn.
Bangladesh vẫn chưa cho phép nuôi tôm chân trắng do lo ngại dịch bệnh và môi trường không phù hợp. Nước này đã thực hiện dự án cải thiện nuôi tôm sú bằng cách chuyển sang mô hình nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến với hy vọng sẽ tăng sản lượng tôm sú lên 4.500 kg/ha cho mô hình bán thâm canh và 1.500 kg/ha cho mô hình quảng canh cải tiến.
Related news
Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.
Thời gian gần đây, sau nhiều thông tin rau có chất tăng trưởng, chị Hoa (quận 3, TP HCM) rất hạn chế mua rau ở chợ mà thường xuyên đặt hàng rau tại Đà Lạt chuyển xuống. Chị đặc biệt hứng thú với các loại rau củ tí hon hay còn gọi là “baby”. Trọng lượng của các sản phẩm này nhỏ hơn rất nhiều so với những loại củ quả thông thường. Bí ngô chỉ vài gram và nằm gọn lòng bàn tay, còn cà rốt như ngón tay cái.
Đến Sa Huỳnh (Đức Phổ), những thực khách xuýt xoa khen ngợi các món ăn được chế biến từ nhum. Cách đấy không xa, nhiều bóng người cứ ẩn hiện sau những con sóng lặn bắt từng con nhum cố bám vào ghềnh đá ven bờ biển. Cơ thể họ tím tái vì ngâm lâu trong làn nước lạnh.
Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.
Thông tin tại hội nghị, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà vận chuyển thủy nội địa hàng đầu tại ĐBSCL - cho biết từ năm 2010 đến nay, dù sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng container từ ĐBSCL đến TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển của toàn vùng, khoảng 17-18 triệu tấn/năm.