Doanh Nghiệp Quyết Tâm Hơn Trong Cuộc Chiến Chống Tôm Tạp Chất
Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ đã ký và có hiệu lực từ ngày 1/8/2014 mới đây thể hiện quyết tâm từ Chính phủ trong việc giải quyết vấn nạn tôm tạp chất kéo dài dai dẳng và ngày càng trầm trọng này.
Chỉ thị nêu rõ chỉ đạo của Thủ tướng đối với các tỉnh thành phố ven biển thực hiện biện pháp tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở tái phạm, thông báo công khai các tổ chức, DN, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng; sẽ đưa tội danh tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất vào Bộ Luật Hình sự…
Năm 2009, vấn nạn tôm bơm chích tạp chất vào thời điểm nhức nhối nhất bởi khi đó nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến khan hiếm. Đứng trước nguy cơ mất thi trường, khi đó, Hiệp hội VASEP đã phát động chương trình “Doanh nghiệp nói không với tôm bơm chích tạp chất”.
Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, phong trào này đã nhanh chóng lắng xuống bởi thiếu nhiều thứ: lực lượng kiểm tra còn quá mỏng; thiếu chế tài xử phạt; thiếu sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều cơ quan liên quan. Nếu có đủ các yếu tố này và cả sự đồng lòng của tất cả các DN sản xuất, kinh doanh tôm mới có thể ngăn chặn vấn nạn bơm chích tạp chất vào tôm.
Tại cuộc họp giữa các bên do Thứ trưởng BNN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì tháng 3/2014 có sự tham gia của các bên liên quan như Nafiqad, Bộ Công An (A86), và VASEP về vấn đề tôm bơm chích tạp chất (chủ yếu là Agar), các bên đều nhất trí cho rằng khó có thể giải quyết vấn nạn này nếu như chưa có chế tài xử phạt rõ ràng. Ngoài ra, không có sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết tâm từ tất cả các bên có liên quan thì chương trình “Doanh nghiệp nói không với tôm bơm chích tạp chất” do VASEP phát động cũng chỉ như “ném đá ao bèo”!
Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ đã ký và có hiệu lực từ ngày 1/8/2014 mới đây thể hiện quyết tâm từ Chính phủ trong việc giải quyết vấn nạn tôm tạp chất kéo dài dai dẳng và ngày càng trầm trọng này. Chỉ thị nêu rõ chỉ đạo của Thủ tướng đối với các tỉnh thành phố ven biển thực hiện biện pháp tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở tái phạm, thông báo công khai các tổ chức, DN, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng; sẽ đưa tội danh tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất vào Bộ Luật Hình sự…
Ngay sau chỉ thị 20 được ban hành, ngày 5/8/2014, VASEP cũng đã gửi công văn số 144/2014/CV-VASEP tới các DN hội viện đề nghị các DN hưởng ứng và cùng đồng lòng quyết tâm không thu mua và kinh doanh tôm bơm chích tạp chất, sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc khai báo, phát hiện và xử lý các nguồn cung cấp tôm bơm chích tạp chất.
Tôm tạp chất (chủ yếu là agar – thạch rau câu) thường bị các thị trường NK từ chối trả về do không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng. Việc bơm agar vào tôm là do thương lái thu mua tôm từ đầm rồi bơm agar vào và bán cho DN chế biến. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhất vào thời điểm không phải vụ thu hoạch tôm trong DN lại có nhu cầu lớn về tôm nguyên liệu để đáp ứng đơn hàng đã ký với khách hàng.
Mặc dù không có thống kê đầy đủ về số lô tôm chứa agar bị nước NK trả về tuy nhiên, thông tin từ một số khách hàng nước ngoài, đặc biệt là khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc (hai thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam) cho biết nếu Việt Nam không nhanh chóng ngăn chặn và giải quyết tình trạng này thì nguy cơ mất thị trường là rất lớn.
Tôm là mặt hàng mang lại giá trị XK lớn nhất cho ngành thủy sản Việt Nam. Năm 2013, XK tôm đạt 3,1 tỷ USD, chiếm trên 46% tổng giá trị XK thủy sản của cả nước. Hiện nay, nguồn cung tôm cho thị trường thế giới nói chung thiếu hụt do một số nước sản xuất chính như Thái Lan hay Trung Quốc vẫn chưa hồi phục hoặc vẫn đang phải đối mặt với Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh XK tôm, Việt Nam cũng phải chịu sức cạnh tranh lớn từ nhiều nước cung cấp khác như Ấn Độ, Indonesia hay Ecuador.
Ngăn chặn hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, tiến tới giải quyết hiệu quả vấn nạn này sẽ tạo thêm “chứng nhận chất lượng” cho tôm Việt Nam, tăng cường uy tín cũng như sức cạnh tranh cho các DN chế biến và XK tôm và góp phần phát triển ngành công nghiệp tôm bền vững hơn.
Related news
Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.
Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.
Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.
Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.