Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam
Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng việc nâng cao giá trị cho ngành cá hiện nay cần hoàn thiện hệ thống công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tập trung vào 4 vấn đề chính: tổ chức sản xuất ngành cá tra theo chuỗi giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa sản phẩm, chế biến phụ phẩm cá tra thành các sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm có giá trị; đầu tư công nghệ và thiết bị sản xuất hiện đại; giảm tỷ lệ sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.
Theo đó, các đại biểu đánh giá, ngành cá Việt Nam cần đi sâu vào công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị nhằm cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng các sản phẩm ăn nhanh. Từ đó, sẽ đẩy mạnh việc sản xuất những sản phẩm mới là thức ăn liền từ cá, làm tăng tiêu thụ nguồn nguyên liệu. Đây là hướng đi chính trong thời gian tới để nâng cao thu nhập cho người nuôi cá.
Related news
Như 1 chiến binh không say sưa với chiến thắng, Cty CP Đường Quảng Ngãi tỉnh táo nhận ra 1 điều: Muốn phát triển bền vững, không thể “muôn năm” 1 sản phẩm, mà phải đa dạng hóa. Như xây nhà phải có cửa thoát hiểm, để nhỡ xảy ra sự cố, không thể tháo thân bằng cửa chính thì cũng còn cửa phụ.
Bên cạnh đó, nhà máy còn luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm urê cung cấp ra thị trường. Mới đây, sản phẩm phân bón Đạm Phú Mỹ đã được xuất sang các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng và thân thiện với môi trường như New Zealand, Jordan, châu Âu…
PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, đưa ra một thực tế rằng nếu tính bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người tương ứng với thu nhập từ cây lúa như hiện nay thì nông dân trồng lúa ở gần với ngưỡng nghèo. Trong hệ thống phân phối, chỉ có trên dưới 7% người trồng lúa bán được gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn lại hạt gạo phải “đội” từ 7 - 8 lớp “cò”. Hơn nữa, nông dân sử dụng “thừa” phân, thuốc làm cho giá thành sản xuất tăng.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống với mật độ 5 con/m2 (cá rô đồng là chính, ghép thêm cá sặt rằn, cá chép và cá mè vinh), một phần thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ nuôi và tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Trong năm 2014, ngư dân tỉnh Tiền Giang đã vượt qua khó khăn do thời tiết, bão lốc và những bất lợi trên biển, tổ chức bám ngư trường, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ... đã khai thác được trên 88.000 tấn hải sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đạt 100,42% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 0,58% so cùng kỳ năm trước.