Hỗ Trợ Gần 10 Tỷ Đồng Cho Nông Dân Có Diện Tích Lúa Bị Dịch Muỗi Hành Gây Hại

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn về việc cấp kinh phí bổ sung gần 10 tỷ đồng cho 5 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và Tháp Mười nhằm hỗ trợ các khoản chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân có diện tích lúa đông xuân 2013-2014 bị dịch muỗi hành gây hại.
Theo đó, mức hỗ trợ tùy vào diện tích canh tác bị thiệt hại, cụ thể: hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha cho diện tích thiệt hại tỷ lệ trên 70% và 1,7 triệu đồng/ha cho diện tích thiệt hại từ 30-70%.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương trong việc rà soát, xác định mức độ và diện tích lúa bị dịch muỗi hành gây hại. UBND các huyện được hỗ trợ phải có trách nhiệm điều tra, đánh giá mức độ thiệt hại diện tích lúa do muỗi hành gây hại, chi hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại theo đúng quy định.
Related news

Để giải quyết thực trạng rau an toàn (RAT) sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, trong khi đó, người tiêu dùng lại không biết mua RAT ở đâu, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hoạt động liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng (NTD) và DN. Hy vọng, với cách làm này, sẽ giải quyết được những tồn tại để mở lối ra cho RAT.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP cho câu lạc bộ (CLB) nuôi trồng thủy sản số 2 xã Tân Nhuận Đông.

Do vậy, ông Nam đề nghị, Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ quan phải đồng lòng, có liên kết nhiều và chủ động hơn trong việc có thêm nguồn tư liệu và những hình ảnh truyền thông mạnh mẽ hơn thông qua những bạn hàng, đối tác để đưa những thông điệp trung thực, chất lượng đến với người tiêu dùng.

Trong đó có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3 ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP, và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Ao nuôi nên có vị trí thuận lợi cho việc cấp và thoát nước, vị trí ao nuôi phải có điện và gần đường giao thông để thuận tiện cho việc vận chuyển con giống, thức ăn và sản phẩm tôm. Ao nuôi nên có diện tích từ 2.000 - 4.000 m2, hình chữ nhật, chiều dài gấp 1,5 - 2 lần chiều rộng để thuận tiện cho việc chăm sóc.