Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Tĩnh Xây Dựng Thành Công Mô Hình Trồng Bí Xanh Tre Việt

Hà Tĩnh Xây Dựng Thành Công Mô Hình Trồng Bí Xanh Tre Việt
Publish date: Wednesday. May 21st, 2014

Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng thành công mô hình trồng bí xanh Tre Việt tại xã Thạch Châu cho thu nhập 140 triệu đồng/ha, với hiệu quả kinh tế gấp 4-5 so với trồng lạc, lúa.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, xã Thạch Châu đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung các loại rau củ quả với diện tích 6,5 ha (diện tích này trước đây chủ yếu trồng lúa, lạc, đậu năng suất thấp), trong đó có 3,5 ha trồng bí xanh Tre Việt, 2,5 ha trồng dưa hấu Thái Lan.

Mô hình có trên 20 hộ tham gia, mỗi hộ nhận trồng từ 2-3 sào bí và 1-2 sào dưa hấu (1 sào = 500m2). Những hộ này đều là xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp Thạch Châu. Các hộ được tập huấn, tham quan, học tập quy trình trồng chăm sóc bí, dưa ở các địa phương; xã Thạch Châu trích ngân sách hỗ trợ 50% giống (90 ngàn đồng/sào), 500 nghìn để làm giàn, đầu tư hạ tầng (đường, giếng nước…), cọc bê tông, điện và hệ thống tưới cho vùng quy hoạch trồng rau của quả.

Chị Nguyễn Thị Tâm, hộ tham gia trồng bí cho biết: Cây bí xanh Tre Việt dễ trồng, ít công chăm sóc, chi phí lại không nhiều. Tổng chi phí cho 1 sào bí xanh gồm: giống, phân bón, tre nứa làm giàn khoảng 2 triệu đồng. Quả bí xanh có cùi dày, đặc ruột, ít hạt, chống chịu sâu bệnh cao, thích hợp với vùng đất Thạch Châu. Giống bí xanh Tre Việt có thời gian sinh trưởng từ 110 - 120 ngày, năng suất 2,3 - 2,5 tấn/sào (thời gian thu hoạch khoảng 3 - 5 lứa/vụ).

Để nâng cao hiệu quả cho người dân xã Thạch Châu đã liên kết với HTX rau Hoàng Hà xã Tượng Sơn và HTX dịch vụ nông nghiệp Thạch Lưu (Thạch Hà) cung cấp giống và thu mua sản phẩm cho người sản xuất.

Ông Hoàng Văn Lĩnh ở thôn Bằng Châu, người tham gia mô hình với diện tích 2 sào cho biết: "Diện tích này trước đây có 20 hộ trồng lúa, lạc, đậu nhưng thu nhập không cao. Nay được xã quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả, đưa giống bí, dưa hấu về trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đặc biệt được các đơn vị đến tận nơi thu mua sản phẩm cho người dân”.

Những ngày này, trên vùng ruộng bí, các gia đình đều tập trung nhân lực cho việc thu hoạch. Cây bí xanh được trồng theo quy trình VietGAP nên chất lượng quả to, chắc, đặc, trung bình 1 quả đạt 3-4 kg; có quả lên tới gần 5 kg.

Theo tính toán của các hộ tham gia trồng bí xanh Tre Việt, trên diện tích 1 sào, với năng suất 2,2-2,4 tấn, giá bán 4.000 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lãi ròng bình quân từ 6,5-7 triệu đồng, cao gấp 5 lần so với trồng lạc. Phấn khởi hơn là, bí Tre Việt được ưa chuộng nên sản xuất đến đâu được các đơn vị thu mua đến đó.

Ông Nguyễn Tiến Tám, Chủ tịch UBND xã Thạch Châu cho biết: “Lúc đầu mọi người vẫn cảm thấy băn khoăn vì làm giống cây mới nhưng qua thực tế thấy, giống bí này dễ chăm sóc. Ngoài chịu rét tốt, bí xanh Tre Việt rất ít sâu bệnh. Trên cơ sở hiệu quả của mô hình, tới đây chúng tôi sẽ nhân rộng ở những vùng trồng màu khác của xã nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”.

Sau khi kết thu hoạch bí xanh địa phương chỉ đạo người dân trồng dưa chuột, mướp đắng, tiếp tục trồng rau màu vụ đông, có như vậy mới tăng nâng cao hiệu quả kinh tế ông Tám cho biết thêm.

Thành công của mô hình trồng bí xanh Tre Việt theo hướng tập trung hàng hóa trên đồng đất Thạch Châu cho thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực sẽ đạt kết quả cao nếu có định hướng đúng, đặc biệt là việc liên kết với các doanh nghiệp từ cung ứng các loại giống có chất lượng cao đến bao tiêu sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn trong lộ trình xây dựng nông thôn mới.


Related news

Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Friday. July 10th, 2015
Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Friday. July 10th, 2015
Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.

Friday. July 10th, 2015
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC

Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm. Hiện nay ASC đã xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với cá tra/basa, cá rô phi.

Friday. July 10th, 2015
ASC công bố cho tiêu chuẩn cá tra ASC công bố cho tiêu chuẩn cá tra

Hiện chứng nhận này đang được áp dụng và cho đến khi hoàn toàn được công nhận là thành công, nó sẽ cho phép thực hiện các đánh giá trang trại đầu tiên dựa theo các Bộ tiêu chuẩn đối với cá tra của ASC.

Friday. July 10th, 2015