Đìu Hiu Thị Trường Vải Thiều Hải Dương
Hàng chục tấn vải của người dân Thanh Hà, Hải Dương đang chín rộ nhưng nhiều hộ gia đình không buồn thu hoạch khi giá vải ngày càng giảm mạnh.
Ghi nhận trong chiều 18 - 6 tại xã Thanh Xá, Thanh Hà, Hải Dương, dù đang là thời điểm thu hoạch chính vụ song không khí thu mua diễn ra ảm đạm, đìu hiu.
Trong khi nhiều xe tải của thương lái đứng chờ cả ngày trời vẫn chỉ có số ít vải được xếp trong góc thùng xe, thì nhiều người dân chở vải đứng đợi hàng giờ trong nắng nóng do không bán được hàng vì chưa thống nhất được mức giá hợp lý với thương lái.
Ông Trần Tuấn Dinh, một thương lái từ Kim Thành, Hải Dương phân trần: “Năm nay thị trường vải xuất sang Trung Quốc không được nhiều nên vải ở các nơi đều đổ dồn vào thị trường nội địa. Vì vậy tôi cũng chỉ có thể thu mua với giá 6.000 đồng/kg mới có lãi”.
Với mức giá 6.000 - 7.000 đồng/kg nhiều người dân quyết định không bán bởi so với năm ngoái họ đang bị mất đến quá nửa giá. Chở theo sọt vải chất ngất, dù quả to tròn, đều nhưng ông Đỗ Văn Thinh (Thanh Xá, Thanh Hà, Hải Dương) cũng chỉ được các thương lái trả nâng lên mức 7.500 đồng/kg.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Mai Văn Hội - phó giám đốc Sở Công thương Hải Dương - cho biết sở đã họp với các tỉnh thành trong Nam và đã ký kết nguyên tắc phối hợp tiêu thụ vải với Bắc Giang cùng 11 tỉnh thành Đông và Tây Nam bộ để đảm bảo đầu ra cho quả vải từ năm sau trở đi.
Theo số liệu của Sở Công thương Hải Dương, hiện toàn tỉnh có hơn 11.000 ha đất trồng vải với năng suất đạt 50.000 tấn, chiếm khoảng 1/3 lượng vải cả nước. Tuy nhiên, do sức mua từ thị trường Trung Quốc giảm dẫn đến lượng vải dồn vào thị trường nội địa nhiều nên giá vải đang giảm xuống nhanh chóng kể từ đầu vụ đến nay.
“Công sức đầu tư, chăm sóc cho cây vải nhiều nhưng giá cả năm nay thấp nên hơn chục tấn vải đã chín nhưng gia đình tôi vẫn chưa muốn thu hoạch vì giá thấp quá”, anh Đỗ Văn Thiện (Thanh Xá, Thanh Hà, Hải Dương) ngậm ngùi.
Related news
Vào khoảng giữa tháng Sáu đến nay, tại 2 xã Phúc Sạn và Tân Mai thuộc vùng hồ sông Đà, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra hiện tượng cá nuôi trong lồng, bè bị chết hàng loạt.
Thực tế là, trong khi chưa có quốc gia nào trên thế giới thực hiện BH thủy sản thì tại ĐBSCL, Nhà nước đã thực hiện thí điểm thành công. Tuy nhiên, việc có tiếp tục được hết thời gian thí điểm hay không, có thể triển khai ra diện rộng hơn hay không... lại là một câu chuyện khác.
Ngoài việc vươn khơi đánh bắt hải sản dài ngày trên biển, hiện nay người dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mở thêm một nghề mới đó là nghề nuôi cá vược trên đoạn sông Gianh chảy qua địa phương. Nghề nuôi cá vược tuy mới mẻ nhưng kỳ vọng sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống...
Gần 100 năm về trước, khi lần đầu tiên đưa cây nho về trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận, chắc chắn người Pháp cũng không thể ngờ được rằng loại cây trồng "khó tính" lại ưa thích và sinh sôi phát triển mạnh mẻ ở vùng đất "đầy nắng lắm gió" này.
Theo Chi cục NTTS hiện bà con nuôi tôm đang tích cực xuống đồng thu hoạch tôm. Sau hai tuần toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 30% diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.