Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải tạo vườn tạp, nâng cao thu nhập từ cây ăn quả

Cải tạo vườn tạp, nâng cao thu nhập từ cây ăn quả
Publish date: Thursday. August 13th, 2015

Thăm vườn nhãn trĩu quả của gia đình anh Nguyễn Văn Hải, Tiểu khu 2, xã Mường Bú, anh kể: Từ lâu, gia đình tôi đã trồng 1 ha nhãn, nhưng giống nhãn địa phương năng suất, chất lượng thấp, bình quân chỉ thu 5 - 10 triệu đồng/năm. Cuối năm vừa qua, tôi cải tạo toàn bộ diện tích nhãn bằng cách ghép, chi phí hết 20 triệu đồng tiền ghép, trên 10 triệu đồng tiền thuốc trừ sâu, phân bón. Vụ này, thu 2,5 tấn nhãn, giá bán hơn 20 nghìn đồng/kg, được khoảng 50 triệu đồng. Anh Hải cho biết thêm, bà con trên địa bàn đang tích cực cải tạo vườn tạp bằng cách ghép nhãn, xoài Úc trên giống cây địa phương. 1 năm qua, anh ghép hơn 10 ha nhãn, xoài cho các hộ trong xã.

Theo anh Quàng Văn Ón, Tiểu khu phó Tiểu khu 2, xã Mường Bú: Tiểu khu có 15 ha cây ăn quả, chủ yếu nhãn, xoài. Trước đây, các vườn cây ăn quả chưa được quan tâm việc chọn giống, chăm sóc. Khoảng 3 năm nay, bà con cải tạo vườn tạp, nâng thu nhập lên 80 triệu đồng/ha.

Mường Bú là địa bàn đi đầu về phát triển cây ăn quả ở Mường La. Hiện toàn xã có 375 ha cây ăn quả, xoài, nhãn, táo... Ông Đèo Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Bú cho biết: Xã có chủ trương ổn định diện tích cây ăn quả, tập trung đầu tư thâm canh, cải tạo vườn tạp, bằng cách ghép nhãn, xoài Úc, xoài Thái Lan, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện, 14/30 bản, tiểu khu trên địa bàn đã cải tạo vườn tạp. Đặc biệt, các tiểu khu 1, 2, 3 và bản Văn Minh chuyển diện tích trồng ngô sang trồng cây ăn quả. Nhiều hộ làm giàu từ cây ăn quả, như: Ông Doãn Văn Học, ông Doãn Văn Trình (Tiểu khu 2), thu lãi trên 300 triệu đồng/năm; HTX Hưng Thịnh trồng 3 ha đại táo, thu trên 800 triệu đồng/năm...

Nói về phát triển cây ăn quả trên địa bàn, ông Quàng Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Mường Chùm thông tin: Toàn xã có hơn 200 ha cây ăn quả, gồm: Nhãn, xoài, mít... chủ yếu là vườn tạp, giống kém năng suất, kém hiệu quả kinh tế. 2 năm nay, xã vận động nhân dân ổn định diện tích, cải tạo vườn tạp, bước đầu đã có một số hộ thu nhập cao từ cây ăn quả. Từ năm 2012 - 2013, Chương trình 30a hỗ trợ 63.400 cây cam giống và phân bón cho 326 hộ dân trong xã trồng 50 ha. Hiện, diện tích cam đang phát triển, bắt đầu cho quả, mở ra hướng phát triển mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã.

Trên địa bàn huyện Mường La hiện có 2.524 ha cây ăn quả, sản lượng quả tươi đạt 8.500 tấn/năm. Song, chủ yếu vẫn là vườn tạp, manh mún, giống kém năng suất, chất lượng nên thị trường tiêu thụ kém; thu nhập từ cây ăn quả chưa đáng kể. Trước thực trạng trên, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển cây ăn quả, nâng cao thu nhập, góp phần nâng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn đất. Trong đó, tập trung cải tạo vườn tạp, đưa giống mới năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao thay thế các giống cũ. 5 năm qua, toàn huyện đã cải tạo, trồng mới 371,8 ha cam Vinh, xoài Thái Lan, mít tứ qúy... Riêng Chương trình 30a, từ năm 2011 - 2013, đã hỗ trợ trên 63.400 cây cam giống; 66.900 cây xoài, gần 57.000 cây mít tứ quý và 97 tấn phân bón các loại cho 2.816 hộ thuộc các xã trên địa bàn huyện. Hiện nay, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên kết với Trường Đại học Nông nghiệp nghiên cứu, phục tráng giống xoài Tạ Bú, với 250 gốc; triển khai mô hình 6 ha ghép nhãn chín muộn ở Pi Toong và Mường Bú; mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở Mường Bú; xây dựng mô hình 50 ha cam ở Mường Chùm...

Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Hiện, bà con đang trồng xen nhiều loại cây ăn quả nên hiệu quả chưa cao. Huyện định hướng cải tạo vườn tạp, trồng theo vùng gắn với thị trường tiêu thụ, như: Trồng mít tứ quý ở Chiềng Hoa, Ít Ong, Mường Bú, Pi Toong; trồng cam ở Mường Chùm; trồng xoài ở Mường Chùm, Mường Bú, Tạ Bú... Mỗi vườn chỉ trồng 1 - 2 loại cây ăn quả để đầu tư thâm canh, tạo sản phẩm hàng hóa.

Trồng cây ăn quả đòi hỏi thời gian lâu hơn các cây ngắn ngày khác mới được thu hoạch, nhưng ưu điểm cho thu nhập ổn định, hiệu quả kinh tế cao, hạn chế xói mòn đất. Do vậy, huyện Mường La tiếp tục chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn trong huyện hướng dẫn nhân dân từ việc chọn giống tốt, phù hợp, đầu tư thâm canh, tạo sản phẩm hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.


Related news

Hướng Đến Bảo Quản Hải Sản Theo Công Nghệ Mới Hướng Đến Bảo Quản Hải Sản Theo Công Nghệ Mới

Ngư dân Quảng Ngãi đã từng “bóp bụng” trước sự ép giá của “đầu nậu” vì hải sản bảo quản chưa tốt trong các chuyến đánh bắt xa bờ. Theo tinh thần của Nghị định 67 cho vay với số tiền lớn để đóng tàu mới công suất lớn vươn khơi, Quảng Ngãi đang hướng ngư dân đầu tư thiết bị hiện đại để bảo quản hải sản trên tàu đánh bắt xa bờ.

Tuesday. November 25th, 2014
Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường

Những năm qua, ngư dân ở đây luôn phải cân nhắc, tính toán làm sao để chuyến biển có lãi. Có lãi, hay không có lãi, ngư dân cũng sẽ bám biển, bởi biển là cả cuộc sống của họ. Nhưng, điều rõ ràng, ngư dân sẽ mạnh dạn vươn khơi, nếu như không còn lo về lỗ tổn phí.

Wednesday. June 18th, 2014
Nuôi Cá Trên Ruộng Muối Ở Diễn Vạn Nuôi Cá Trên Ruộng Muối Ở Diễn Vạn

Men theo con đường uốn lượn rợp bóng dừa, chúng tôi tìm về vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của xã Diễn Vạn - Diễn Châu. Mênh mông là những ao đầm nuôi cá nước ngọt, nuôi cá nước lợ được ngăn cách thành từng ao nuôi như những ô bàn cờ trông thật đẹp mắt.

Wednesday. June 18th, 2014
Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Áp Dụng VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Áp Dụng VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao

Để hướng dẫn người dân chăn nuôi bảo đảm an toàn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt siêu thịt áp dụng VietGAP” tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn với quy mô 1.280 con cho 10 hộ dân tham gia trong 4 tháng.

Tuesday. November 25th, 2014
Tiêu Được Mùa, Giá Cao Hơn Gấp 3 Lần Tiêu Được Mùa, Giá Cao Hơn Gấp 3 Lần

Theo số liệu của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế IPC, hạt tiêu đen giao dịch ở mức 9 USD/kg - tăng từ mức 2 USD cách đây 2 thập niên, trong khi giá tiêu trắng là 13 USD/kg - cao hơn gấp 3 lần so với 20 năm trước.

Tuesday. November 25th, 2014