Ngư Dân Đánh Bắt Ở Hoàng Sa Bội Thu

Ngày 4.3, Chi cục Thuỷ sản TP.Đà Nẵng cho hay: Chuyến đi biển đầu tiên sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, ngư dân của thành phố đã trúng đậm khi đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa.
Theo chi cục, sau hơn 1 tháng tạm ngừng hoạt động do thời tiết biển không thuận lợi, từ mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, các tàu cá nghề lưới vây, lưới cản chuyên khai thác tại ngư trường Hoàng Sa đã ra quân đi khai thác chuyến biển đầu tiên trong năm 2014. Đến nay đã có 5 tàu nghề lưới vây đi khai thác về bến và đều đạt sản lượng cao, trung bình từ 14-15 tấn/tàu, chủ yếu là cá ngừ sọc dưa.
Đặc biệt có những tàu trúng đậm như tàu ĐNa 90072 (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) khai thác 6 ngày được 20 tấn, doanh thu 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thu nhập thuyền viên 12 triệu đồng/người...
Ngoài ra, qua liên lạc từ Trạm Bờ Chi cục Thủy sản với các thuyền trưởng đang khai thác trên biển cho biết, hiện nay phần lớn các đội tàu cá nghề lưới vây, lưới cản khai thác xa bờ đều tập trung khai thác ở ngư trường Hoàng Sa. Các ngày gần đây do thời tiết thuận lợi nên có rất nhiều tàu đã khai thác được 8-10 tấn cá.
Related news

Chiều 12-6, tại cuộc tổng kết 6 tháng của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết hiện dịch tai xanh đã lan ra thêm 2 tỉnh mới, Lạng Sơn và Bạc Liêu.

Biên Hòa vừa ban hành văn bản yêu cầu ngừng hoạt động nuôi chim yến và thu hút chim yến làm tổ trên địa bàn toàn thành phố.

Tôm sú nguyên liệu ĐBSCL khan hiếm nhưng nhiều ngày qua giá tôm nguyên liệu liên tục giảm. Làm ra sản phẩm nhưng giá cả hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái và các nhà máy chế biến tôm. Vừa thu hoạch 2 ao tôm diện tích 10.000m², sản lượng đạt hơn 8 tấn, ông Nguyễn Minh Đức, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) mất khoản lãi hơn 140 triệu đồng do giá tôm đang giảm

Xuất phát từ một vài hộ dân nuôi nai đạt hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2011 Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đứng ra thành lập câu lạc bộ nuôi nai nhằm tạo việc làm thêm, cải thiện kinh tế cho các hộ nông dân của xã. Đến nay, mô hình này đã bắt đầu phát huy hiệu quả đáng khích lệ.

Cua biển (Scylla serrata) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, Cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.