Hiệu quả từ một lớp dạy nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gà
Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, thời gian qua, các lớp dạy nghề cho nông dân được mở ngay tại vườn đã thu hút được nhiều nông dân tham gia. Tại lớp học này, trên những khu chăn nuôi của bà con, nông dân được giáo viên hướng dẫn cụ thể phương pháp làm chuồng trại, kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh thái, chế biến tổ hợp khẩu phần ăn cho từng giai đoạn phát triển của gà, cách vệ sinh phòng trị bệnh.
Đặc biệt, lớp học nghề đã xây dựng được mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại hộ gia đình anh Lê Trung Kiên và hộ chị Nguyễn Thị Hòa, từ đó hướng dẫn cho bà con nuôi và chăm sóc gà, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Sau 2 tháng đào tạo nghề, các học viên tại xã Minh Thành – Chơn Thành cho biết, trước đây người dân thường nuôi gà theo phương pháp truyền thống, không nắm được các quy trình kỹ thuật, cách chọn giống, cách sử dụng thuốc thú y nên chi phí sản xuất cao, năng suất thấp lại gây ô nhiệm môi trường. Từ khi được tham dự lớp dạy nghề, các hộ dân trong xã đã mạnh dạn tăng đàn, áp dụng chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học nên hiệu quả sản xuất cao hơn hẳn.
Ông Nguyễn Văn Hồng và anh Trần Văn Đào cho biết, khi tham gia thực hành quy trình làm vắc-xin và mổ gà khám bệnh tích chẩn đoán bệnh, họ mới vỡ lẽ nguyên nhân đàn gà nhà mình bị chết. Mmột số bà con còn chia sẻ, giá như lớp dạy nghề tổ chức sớm hơn thì đàn gà của gia đình đã không bị thiệt hại.
Lớp đào tạo nghề với 1/3 thời gian lý thuyết, còn lại là thực hành, đã giúp nông dân xã Minh Thành thu thập được nhiều thông tin bổ ích, tạo động lực để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình. Được biết, trước khi tham gia lớp dạy nghê, các hộ dân xã Minh Thành chỉ nuôi từ 50 – 70 con gà. Từ sau khóa học, đã có rất nhiều hộ mở rộng quy mô chăn nuôi lên 300 – 500 con gà, có hộ đã mạnh dạn đầu tư 2000 – 3000 con.
Related news
Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.
Sáng sớm mùng 4 Tết, chúng tôi xuôi về cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) và cảng cá Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), trên cửa biển hàng chục tàu thuyền các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa máy nổ ầm ầm đang tiến vào cập bến cảng, trên khoang tàu chất đầy ắp các loại cá ve, cá chim giang, cá đù, cá lẹp, cá cơm, cá bục bịch, cá hố, cá ngạnh, cá trích, cá cam, tép biển, và các loại ốc, ghẹ, sò lông…
Không chỉ có gà trống, mà trứng gia cầm hiện cũng được các tiểu thương đẩy lên gần 1 ngàn đồng/quả so với ngày thường. Tuy nhiên, giá trứng tại các siêu thị chỉ ở mức tăng nhẹ từ 2-4 ngàn đồng/chục nhờ chương trình bình ổn giá dịp tết. Cụ thể, giá trứng gà được bán ở chợ từ 2-2.5 ngàn đồng/quả, trứng vịt từ 3-3.5 ngàn đồng/quả nhưng vẫn hút khách.
Về nơi đây, đi đến đâu cũng thấy nhà nhà đóng chuồng nuôi dê, hộ nuôi ít nhất 5 - 10 con, có hộ nuôi nhiều lên đến hàng trăm con. Nơi đây nổi danh là vùng nuôi dê lâu đời, tận dụng các thế mạnh tự nhiên của địa phương như vùng cỏ rộng, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của đàn dê.
Tổng đàn heo thời gian qua tăng cao là vì giá heo hơn hai năm qua liên tục ở mức cao nên nhiều trang trại doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng tổng đàn. Hiện mỗi ngày người chăn nuôi Đồng Nai cung cấp cho thị trường gần 7 ngàn con heo thịt tương đương với 700 tấn thịt heo. Trong đó, khoảng 60-70% lượng heo thịt của Đồng Nai cung ứng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.