Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắt mắt như trái ớt lồng sản vật lạ miền núi xứ Quảng

Bắt mắt như trái ớt lồng sản vật lạ miền núi xứ Quảng
Publish date: Thursday. November 12th, 2015

Dù trên đường đi, già Đinh Thị Hiu (61 tuổi, xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) đã bày tỏ sự tiếc nuối:

"Bây giờ cuối mùa rồi nên trái không nhiều, chứ khoảng hơn 1 tháng trước mà đến thì trái níu cả cành xuống đất, đủ màu đẹp lắm", thế nhưng khi tận mắt chứng kiến, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về giống ớt lạ này.

Theo lời già Hiu, sở dĩ gọi là ớt lồng vì trái tròn nhỏ và có nhiều màu sắc khác nhau giống như lồng đèn.

Ớt lồng mọc hoang dại, tự nhiên ngoài rừng với chiều cao trung bình khoảng 0,5m.

Hình dáng, màu sắc và mùi vị của loại ớt đặc biệt này khác hẳn ớt thường.

Qua quan sát thì kích cỡ trung bình của ớt lồng như trái cà pháo và lớn nhất thì bằng ngón chân cái người lớn, hình tròn phía trên nhưng ở dưới dài ra như một cái núm.

Khi còn non thì ớt có màu đục ngà, sau đó là tím và cuối cùng là đỏ.

Ớt lồng bắt đầu mọc từ mùa mưa năm trước, đến khoảng tháng 6 năm sau thì bắt đầu cho trái thu hoạch, kéo dài đến khoảng tháng 9 thì dứt.

Sau đó cây tàn lụi, rồi chết.

Khác với ớt xiêm rừng tí hon, ớt lồng giòn, cay nhẹ và có vị ngọt.

Công dụng của nó ngoài để ăn sống còn được dùng làm gia vị trong chế biến với các loại thực phẩm, như cá, thịt...

Lượng ớt lồng bỏ vào món ăn thường khá nhiều, khi đó thực phẩm nấu chung sẽ ngọt, ngon hơn.

Ớt lồng có nhiều màu sắc khác nhau.

Dù được xem là "thủ phủ" của loại ớt này, thế nhưng không phải nơi nào ở huyện Sơn Tây cũng có ớt lồng mọc.

Tùy theo cây lớn, nhỏ mà lượng trái thu hoạch khác nhau.

Thế nhưng theo người dân ở xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, dù ít thì lượng trái thu hoạch cũng được gần 1kg/lần.

Theo đó, mỗi đời cây cũng cho từ 2-4 kg trái/năm.

Tuy ớt lồng là một trong những loại đặc sản, thế nhưng hầu hết các gia đình người Ca Dong ở Sơn Tây cho biết loại này bà con gần như không mang đi bán mà chỉ hái về sử dụng trong gia đình và để làm quà cho người thân ở miền xuôi, hoặc vùng lân cận mà thôi.

Ớt lồng thường được đồng bào Ca Dong dành làm quà tặng cho người miền xuôi.

Theo đó, sau những chén rượu thơm lừng để mời khách đến thăm uống đến mềm môi, khi ra về gia chủ nơi đây còn không quên dúi cho khách những bọc, cành trái ớt lồng gọi là quà để mang về cho người thân.


Related news

Vụ gà Mỹ bán phá giá tại Việt Nam tháng 11 hoàn thiện hồ sơ kiện Vụ gà Mỹ bán phá giá tại Việt Nam tháng 11 hoàn thiện hồ sơ kiện

Sau khi lặn lội sang tận Mỹ để tìm bằng chứng, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ đang tiếp tục hoàn thành các thủ tục để sau hơn 1 tháng nữa có thể chính thức đưa vụ kiện bán phá giá gà Mỹ tại thị trường Việt Nam ra tòa.

Thursday. October 1st, 2015
Vì sao cá sủ vàng Việt Nam có giá 1 tỷ/con Vì sao cá sủ vàng Việt Nam có giá 1 tỷ/con

“Cá sủ vàng rất quý hiếm, đặc biệt giá trị trong lĩnh vực y học nên mỗi con bắt được thường có giá trị rất lớn khi được rao bán”, GS. TS. Mai Đình Yên, Hội Sinh thái học Việt Nam cho biết.

Thursday. October 1st, 2015
Đỏ lửa lò gốm ở Nhơn Hậu Đỏ lửa lò gốm ở Nhơn Hậu

Rất nhiều làng nghề gốm ở Nam Trung Bộ đã “đóng lò”. Thế nhưng làng “đất nung” Nhạn Tháp - Vân Sơn ở xã Nhơn Hậu (huyện An Nhơn, Bình Định) vẫn đỏ lửa mỗi ngày…

Thursday. October 1st, 2015
Các tàu cá của ngư dân Khánh Hòa trúng đậm cá hố Các tàu cá của ngư dân Khánh Hòa trúng đậm cá hố

Mấy ngày gần đây, các tàu cập cảng cá Vĩnh Lương (xã Vĩnh Lương, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đều trúng đậm cá hố. Trung bình mỗi chuyến đánh bắt (tối đa là 10 ngày), ngư dân thu được từ 10 - 20 tấn cá hố, sau khi trừ chi phí, lãi trên 50 triệu đồng/chuyến/tàu.

Thursday. October 1st, 2015
Bà Hà Linh mất, dân trồng trà khốn đốn Bà Hà Linh mất, dân trồng trà khốn đốn

Công ty do doanh nhân Hà Linh làm chủ đã tạm ngưng thu mua trà của nông dân trên diện tích liên kết. Trong khi đó, người dân tìm các doanh nghiệp khác để bán trà nhưng không ai nhận.

Thursday. October 1st, 2015