Tập Huấn Phòng Trừ Sâu Lạ Hại Khoai Lang Ở Vĩnh Long

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long) có kế hoạch tập huấn nông dân về biện pháp phòng trừ sâu đục củ khoai lang.
Theo đó, một số biện pháp nhằm quản lý “sâu lạ” được ngành chuyên môn khuyến cáo là không trồng nhiều vụ khoai liên tiếp để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu hại, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, cho đất nghỉ và ngâm đất ít nhất 20 ngày để diệt ấu trùng và một số sâu bệnh hại khác lưu tồn trong đất. Khi có sâu xuất hiện, cần đưa nước vô ruộng ngập chân giồng khoai trước khi phun thuốc lưu dẫn để tiêu diệt,…
Theo dự báo của Phòng Nông nghiệp và PTNT, hiện có đến hàng ngàn hecta khoai lang bị sâu đục củ, gây thiệt hại từ 15 - 20% sản lượng.
Related news

Vĩnh Long có hơn 10.000ha khoai lang, nhưng hiện vẫn chưa có vùng sản xuất giống cung ứng tại chỗ. Gần 90% nông dân phải mua dây giống từ nơi khác hoặc trao đổi để trồng, dẫn đến tình trạng nhiều giống khoai bị thoái hóa, sinh trưởng kém, sâu bệnh tăng và năng suất giảm.

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 36 (hiệu lực từ ngày 20/6/2014) về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đang thu hút sự quan tâm của nhiều thương nhân, doanh nghiệp, người dân...

Hội thi vừa được Hội ND tỉnh tổ chức tại thôn Long Đại, xã Hiền Ninh. Mỗi chi hội lựa chọn 5 cặp bò mẹ và bê lai từ 10 tháng tuổi trở xuống tham gia hội thi.

Việc các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia sản xuất lúa giống đã khắc phục phần nào tình trạng nhập lúa giống từ các tỉnh lân cận, giúp nông dân từng bước sử dụng lúa giống cấp xác nhận trong sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo và tăng năng suất cho nông dân.

Thời gian gần đây, chuối mốc tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được thu mua với giá từ 6.000 đến 7.000 đồng/kg. Tuy giá chuối cao, nhưng nhiều thương lái trung gian tại địa phương chỉ mua với giá khoảng 3.000 đồng/kg, nên người dân ít có lợi.