Chuyển Hóa Dầu Ăn Thải Thành Nhiên Liệu Sinh Học
Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công phương pháp chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học bằng phản ứng cracking xúc tác.
Kết quả từ nghiên cứu này không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, giảm thiểu những tác động không tốt của dầu ăn tới sức khỏe con người và môi trường mà còn giúp giải quyết một phần vấn đề năng lượng sinh học trong tương lai.
Dầu ăn thải trước khi sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học được xử lý loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn và thu hồi khoảng 56% bằng phương pháp hấp thụ. Sau khi thực hiện phản ứng cracking xúc tác đối với lượng dầu ăn này sẽ cho ra một số sản phẩm bao gồm khí khô, xăng, diesel và một số sản phẩm năng lượng khác.
Trên thế giới, nhiên liệu sinh học có thể được điều chế từ dầu thực vật bằng nhiều phương pháp khác nhau như nhiệt phân, khí hóa nhưng phương pháp cracking xúc tác cho ưu thế rõ rệt về độ chuyển hóa nguyên liệu dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học đạt tỷ lệ 83% so với phương pháp nhiệt phân là 30%. Hơn thế nữa, tỷ lệ xăng thu được theo phương pháp này cũng cao hơn nhiều so với phương pháp nhiệt phân (38,18% so với 23,52%).
Viện Hóa học đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển các kết quả thu được góp phần tìm ra những hướng đi mới cho ngành chế tạo nhiên liệu sinh học Việt Nam, sớm đưa nhiên liệu sinh học áp dụng rộng rãi trong thực tế./.
Related news
Những năm gần đây, nuôi ngao thực sự là nghề “nóng” của người dân ven biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay, giá bán ngao thương phẩm đang giảm mạnh, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Người dân phát triển nuôi ngao ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch sẽ khó tránh khỏi những hệ lụy xấu...
Đã qua rồi thời hỗn loạn, người thì nuôi, kẻ khai thác tranh giành nguồn lợi từ con nghêu của bãi bồi Đất Mũi (Cà Mau). Sau khi sắp xếp lại một cách toàn diện, vùng nuôi nghêu bãi bồi đang dần đi vào ổn định.
Thời gian gần đây do nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, lợi nhuận cao nên một số hộ dân ở Bình Đại (Bến Tre) tự phát đào ao, khoan giếng nước mặn nuôi tôm biển trong vùng qui hoạch, có lúc lên đến trên 1.000 giếng khoan. Để khắc phục tình trạng trên, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Đại đã ban hành Chỉ thị số 05, UBND huyện Bình Đại có Kế hoạch số 2184 nhằm khắc phục những bất hợp lý vừa qua.
Giải pháp “Ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn để giảm chi phí sản xuất trong chăn nuôi cá tra thương phẩm” của ThS. Phạm Thị Thu Hồng và cộng sự thuộc Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã đạt giải nhì trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa lần thứ IV, năm 2012- 2013.
Mong muốn mua được thịt, cá an toàn của người dân TPHCM sẽ khó đạt được vì cơ quan quản lý không thể kiểm soát chặt do vướng phải những quy định pháp luật.