Xuất khẩu tôm sang Mỹ nhiều triển vọng lạc quan
Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết năm 2014, tiêu thụ tôm trên đầu người ở Mỹ tăng 11,1% so với năm 2013, đạt mức 4 pao/người.
Trong năm nay, tiêu thụ tôm trên đầu người ở nước này tiếp tục tăng lên do NK tôm cả năm dự kiến tăng và báo cáo từ dịch vụ thực phẩm chỉ ra rằng doanh số bán tôm ở thị trường Mỹ tăng khá mạnh.
VASEP cho biết, xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9 đạt 77,6 triệu USD, tăng gần 29% so với tháng 8 và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng XK tôm sang Mỹ trong quý 3 đạt 188,8 triệu USD, tăng 62,3% so với quý 1/2015 và tăng 29% so với quý 2/2015 tuy nhiên vẫn giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Sau khi khảo sát nhu cầu dinh dưỡng của người Mỹ, Ủy ban Tư vấn Chế độ ăn uống năm 2015 cho biết, các gia đình ở Mỹ cần được khuyến khích và hướng dẫn tiêu thụ một thực đơn giàu hải sản hơn.
Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ gần đây chỉ ra rằng, 80-90% người tiêu dùng Mỹ không ăn đủ số lượng thủy sản như đã được khuyến nghị.
Theo nhận định của VASEP, trong những tháng cuối năm, việc tôm Việt Nam chịu thuế chống bán phá giá (CBPG) ở mức thấp trong kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế CBPG mà Bộ Thương mại Mỹ công bố, cũng có thể tạo hiệu ứng giúp tăng trưởng XK sang thị trường này.
Related news
Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.
Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.
VEPR dự báo ngành chăn nuôi Việt Nam chịu tác động tiêu cực nhất của TPP, còn đại diện Cục Chăn nuôi tin vẫn có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh, ví dụ như lợn cắp nách
Khi lòng hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) tích nước cùng với tập quán chăn thả "gửi trâu cho trời" đã hình thành nên những đàn trâu, bò hoang bị "kẹt lại" giữa rừng, trở nên vô chủ. Cũng từ đó, ở Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) có một nghề khá đặc biệt, không kém phần hiểm nguy: nghề bắt trâu, bò hoang.
Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó có 55 cơ sở chăn nuôi gà thương phẩm với quy mô từ 300-10.000 con/chuồng/lứa, sản xuất được trên 2 triệu con xuất chuồng/năm với sản phẩm thịt hơi đạt 5.770 tấn;