Ruốc Xuất Hiện Dày, Ngư Dân Trúng Đậm

Trong hơn 1 tuần qua (từ ngày 1 - 8.2), tại vùng biển gần bờ của TP Quy Nhơn, trong đó, nhiều nhất tại vùng biển ven bờ xã Nhơn Hải.
Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.
Ruốc năm nay tương đối to con. Trong mấy ngày đầu mới xuất hiện, mỗi kg ruốc có giá khoảng 20.000 đồng, nhưng do ruốc khai thác ngày nhiều nên hai ngày qua, giá chỉ còn 12.000-15.000 đồng/kg. Mỗi người đi “bạn” (người làm công trên các thuyền khai thác hải sản) có thu nhập từ 500 ngàn đồng đến hơn một triệu đồng/chuyến biển.
Điển hình, 9 giờ sáng 8.2, tàu cá BĐ11089 - TS, công suất 50 CV của anh Huỳnh Hoàng Minh (ở phường Trần Phú, TP Quy Nhơn), trên tàu cá có 3 lao động đã cập Cảng cá Quy Nhơn để bán ruốc, với hơn 7 tạ ruốc vừa khai thác được. Với giá bán bình quân 13.000 đồng/kg, tàu cá của anh Minh thu nhập khoảng 9 triệu đồng, sau khi trừ phí tổn, mỗi “bạn” có thu nhập khoảng 1 triệu đồng.
Đến trưa cùng ngày, Cảng cá Quy Nhơn càng tấp nập hơn với hàng chục tàu thuyền khai thác ruốc cập Cảng cá để bán. Ngư dân ai cũng phấn khởi vì khai thác được nhiều, có điều kiện sắm Tết tươm tất hơn.
Được biết, ruốc được các thương lái mua, sau đó vận chuyển về các chợ trong tỉnh tiêu thụ. Ngoài ra, thương lái còn chở đi các tỉnh lân cận để bán hoặc mua để muối làm mắm ruốc.
Related news

Cây cỏ ngọt xuất hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây đã và đang được người nông dân ở các địa phương như Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn,... đưa vào sản xuất trở thành loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, công thức luân canh đưa cây ớt vào trồng giữa 2 vụ cỏ ngọt không chỉ về việc cải tạo đất mà đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Trong khi hàng triệu chủ hộ chăn nuôi trong cả nước đang khốn đốn vì giá heo, gia cầm liên tục giảm mạnh suốt nhiều tháng qua thì theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và nguyên liệu trong tháng 5/2013 ước đạt 236.000 tấn, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 40,6 % so cùng kỳ năm trước.

Tôm càng xanh là một trong những đối tượng nuôi chủ lực sau cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa được xem là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, nguồn tôm giống chất lượng để phục vụ yêu cầu mở rộng diện tích nuôi vẫn chưa đảm bảo.

Những ngày này về thăm cù lao Chợ Mới (An Giang), dễ thấy những vườn dọc tuyến đường sơ ri trĩu trái, xanh, đỏ dọc bên vệ đường; xa xa vài chị áo vàng, áo tím nghiêng mình, hai tay thoăn thoắt hái trái cho kịp chuyến hàng chở sang Campuchia.

Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt ở xã Hiệp Cát, Hiệp Lực (Hải Dương) cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, vị ngọt...