Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện thời cây quế lên ngôi tiền tỷ phơi giữa trời

Chuyện thời cây quế lên ngôi tiền tỷ phơi giữa trời
Publish date: Friday. June 26th, 2015

Tiền tỷ “phơi” giữa trời

Khoảng 5 năm trở lại đây, trồng cây lâm nghiệp có nhiều biến động, bởi ngoài việc tăng nhanh về diện tích, người dân trong tỉnh “đổ xô” trồng quế. Chỉ tính riêng huyện Bảo Yên, trong 3 năm gần đây, diện tích quế tăng “chóng mặt”. Năm 2014, toàn tỉnh trồng được trên 3.000 ha quế, thì huyện Bảo Yên chiếm 50% diện tích, trong đó nhân dân tự bỏ vốn trồng được trên 800 ha quế.

Chúng tôi đến thăm nhà ông Nguyễn Văn Thanh, thôn Làng Đao, xã Xuân Hòa (Bảo Yên) khi biết ông vừa thu gần 500 triệu đồng từ bán quế. Chia sẻ niềm vui, ông Thanh cho biết: “Gia đình trồng quế từ năm 1995, năm 2013 đồi quế trồng đầu tiên đã cho thu nhập 400 triệu đồng, chưa kể trong khoảng 10 năm gần đây, mỗi năm thu tỉa từ 20 - 30 triệu đồng”. Năm 2014, gia đình ông Thanh trồng thêm 2 vạn cây giống quế, cũng như bà con trong thôn, 2 năm đầu ông trồng xen quế với sắn, đỡ công làm cỏ, lại có thu nhập. Vườn rừng gia đình ông Thanh có 6 ha, thì có tới 5 ha chuyên trồng quế, còn lại trồng cây ăn quả, rau xanh và nuôi cá.

Phong trào trồng quế phát triển mạnh, Xuân Hòa không còn đất trống, toàn xã có 7.565 ha thì cơ bản là trồng quế. Hằng năm, xã Xuân Hòa thu gần chục tỷ đồng tiền bán quế, nhiều nhà có những đồi quế giá trị từ 400 - 500 triệu đồng, thậm chí có những đồi quế hàng tỷ đồng không phải hiếm. Ông Trần Văn Kiên, Phó Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hòa tâm sự: Nhiều nhà có vườn quế hàng tỷ đồng, nên mọi người vẫn thường nói vui với nhau rằng, nơi này “tiền tỷ phơi giữa trời”... Giờ đây, nhà nhà trồng quế, người người trồng quế, chỉ có điều, có còn đất để trồng nữa không mà thôi.

Vẫn nhớ vụ trồng rừng vừa qua, đến thăm vườn ươm cây giống lâm nghiệp của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bảo Yên, đúng lúc xe chở giống cây mỡ từ xã về. Thấy vậy, anh Nguyễn Ngọc Long, chủ vườn ươm lý giải: Năm nay, mặc dù người dân đã đăng ký trồng cây mỡ, tuy nhiên khi chở cây giống đến tận nơi, nhưng vẫn phải mất công chở về vì “gia đình không trồng mỡ nữa mà thích trồng quế thôi”... đành tốn công chở cây giống quay trở lại vườn ươm chờ ngày xuất đi địa phương khác. Thế mới thấy, nhu cầu trồng cây quế tăng mạnh như thế nào.

Thời trước (những năm 1986 - 1987), quế trồng không ai mua, nhiều hộ dân “ngậm ngùi” chặt quế để làm củi. Qua “cơn bĩ cực”, đến nay, người trồng quế không chỉ bán vỏ quế mà còn có thu nhập thường xuyên mỗi năm từ tận thu tỉa thưa cành, lá quế. Cây quế ở Lào Cai được người dân một số địa phương trồng đã hơn 40 năm. Điển hình như ở Nậm Đét (Bắc Hà), hiện toàn xã có gần 1.160 ha quế, mỗi năm doanh thu của người trồng quế trên 10 tỷ đồng. Năm 2014, chỉ tính riêng tiền vỏ quế khô đã thu gần 12 tỷ đồng, ngoài ra còn trên 2 tỷ từ tiền bán cành lá, tinh dầu và gỗ quế.

Đúng là “hữu xạ tự nhiên hương”, khi có “đầu ra” ắt có “cung”, không cần phải tuyên truyền, mà chính người dân cũng tự ý thức việc mình nên trồng cây gì, nuôi con gì, để mang lại thu nhập cho gia đình. Chính vì vậy, hiện cây quế đang là cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu chính cho một số hộ dân, góp phần nâng cao giá trị kinh tế lâm nghiệp nói riêng và công cuộc xóa đói, vươn lên làm giàu, xây dựng nông thôn mới nói chung tại nhiều địa phương trong tỉnh. Giá sản phẩm quế trong 2 năm gần đây được người dân bán từ 25.000 đồng - 35.000 đồng/kg quế vỏ khô; quế khô vụn bán từ 15.000 đồng - 17.000 đồng/kg; cành, lá có giá từ 1.300 đồng - 1.700 đồng/kg; gỗ quế bình quân từ 900.000 đồng - 1,1 triệu đồng/m3.

Thực tế, cây quế đang được người dân ưu tiên lựa chọn trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, bởi chỉ sau 2 - 3 năm, có thể cho thu nhập từ thân, cành, lá quế (chế biến tinh dầu quế), những năm tiếp theo, lại tận thu bằng cách tỉa thưa cành. Từ năm 2012, đã có 2 công ty đầu tư lắp đặt nhà xưởng, thiết bị chiết xuất tinh dầu quế trên địa bàn tỉnh tại Xuân Quang (Bảo Thắng) và Tân Dương (Bảo Yên)… Phải khẳng định, việc xuất hiện các công ty chế biến tinh dầu quế giúp nông dân có thu nhập cao hơn từ cây quế. Nếu như, những thân, cành, lá quế trước đây nông dân phải “đau đầu” trong việc dọn rác vườn rừng thì nay chính những rác thải đó lại biến thành nguồn thu nhập khá cho người trồng quế.

Theo hoạch toán, trồng 1 ha quế, sau 15 năm, bán được khoảng 500 triệu đồng, bình quân mỗi năm thu 35 triệu đồng/ha, chưa kể tỉa thưa và bán cành, lá hằng năm. Ngoài giá trị thu nhập, một chu kỳ phát triển của rừng quế (15 năm) cũng cho lượng lưu trữ cacbon khá lớn, rút ngắn được khoảng cách xây dựng kiến thiết cơ bản (thời kỳ trồng cây chưa khép tán).

Năm 2012, toàn tỉnh mới có khoảng 4.000 ha quế, đến nay đã có hơn 9.000 ha, như vậy tính ra mỗi năm diện tích quế đã tăng gần 2.000 ha. Chỉ tính riêng trong năm 2014, đã có 3.000 ha quế được trồng mới. Năm 2015, theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ trồng 8.250 ha rừng, trong đó, nhân dân đăng ký trồng gần 4.000 ha quế, chiếm tỷ lệ gần 50% trong cơ cấu cây lâm nghiệp trồng mới. Như vậy, với hơn 9.000 ha quế hiện có, nếu nhân với giá thị trường thì đây là cả khối tài sản bạc tỷ.


Related news

Chuyện Không Bình Thường Về Con Banh Lông Chuyện Không Bình Thường Về Con Banh Lông

Vài tháng qua, tại một số xã giáp biển của huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nhiều ngư dân đã chuyển hẳn từ bắt cá, ghẹ sang đánh bắt con banh lông, một loài thủy sản còn xa lạ với người dân Kiên Giang. Đã xuất hiện dấu hiệu bất thường, trong khi đó chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn lúng túng.

Friday. May 16th, 2014
Hải Phòng Tổng Sản Lượng Thủy Sản 4 Tháng Đầu Năm Tăng Gần 9% Hải Phòng Tổng Sản Lượng Thủy Sản 4 Tháng Đầu Năm Tăng Gần 9%

Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 32.666 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 16.405 tấn, tăng 7,8%; nuôi trồng 16.261 tấn, tăng 9,6%).

Friday. June 6th, 2014
Áp Dụng Công Nghệ Và Quy Trình Bảo Quản Tiên Tiến Gia Tăng Giá Trị Hải Sản Sau Đánh Bắt Áp Dụng Công Nghệ Và Quy Trình Bảo Quản Tiên Tiến Gia Tăng Giá Trị Hải Sản Sau Đánh Bắt

Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

Saturday. June 7th, 2014
Phát Triển Bền Vững Cây Thanh Long Giữ Vững Thương Hiệu Thanh Long Phát Triển Bền Vững Cây Thanh Long Giữ Vững Thương Hiệu Thanh Long

Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...

Friday. May 16th, 2014
Xây Dựng Thương Hiệu Thực Phẩm Sạch Khó Khăn Do Thiếu Kinh Phí Xây Dựng Thương Hiệu Thực Phẩm Sạch Khó Khăn Do Thiếu Kinh Phí

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Saturday. June 7th, 2014