Giá tôm tăng trên thị trường Nhật Bản

Đồng yên mất giá so với USD cũng làm giảm NK tôm vào thị trường này. Bên cạnh đó, giá tôm thế giới tăng khiến sức mua của người tiêu dùng Nhật Bản giảm do thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản cũng dễ thay đổi theo điều kiện kinh tế và thu nhập. Họ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có giá hợp lý.
Bước sang năm 2015, NK tôm vào Nhật Bản tiếp tục giảm mạnh so với cuối năm 2014. Tổng NK tôm vào Nhật Bản (gồm tôm nguyên liệu và tôm chế biến) trong tháng 1/2015 giảm 30% so với tháng 12/2014 và giảm 29% so với cùng kỳ năm 2014.
NK tôm nước ấm và tôm nước lạnh vào thị trường này giảm xuống mức thấp 4 năm. Trong tháng 1/2015, NK tôm vào Nhật Bản giảm trong khi nước này cần bổ sung vào nguồn dự trữ tôm trong nước để phục vụ mùa nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào tháng 4 và 5. NK từ các nguồn cung đều giảm duy nhất NK từ Indonesia (chủ yếu là các sản phẩm tôm hấp chín đông lạnh) tăng trong giai đoạn này.
Bốn tháng đầu năm 2015, NK tôm vào Nhật Bản đạt 627 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2014 (806 triệu USD). Nhờ sản phẩm tôm sú chất lượng cao nên Việt Nam có được lợi thế hơn các nước cạnh tranh khác và dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường này, chiếm 25% tổng NK tôm của Nhật Bản. Tiếp theo là Thái Lan và Indonesia lần lượt chiếm 18 và 19%. Trên thị trường Nhật Bản, Việt Nam phải cạnh tranh với Ấn Độ và Thái Lan do giá XK tôm của Việt Nam cao hơn.
Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) là 2 mặt hàng tôm NK chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Việt Nam đang phải cạnh tranh với Thái Lan vì có giá XK cao hơn. Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Indonesia đang là nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ 2.
Bốn tháng đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm của năm 2014 với mức giảm 24,6% đạt 146,8 triệu USD. Nhật Bản đã giành lại được vị trí thứ 2 sau Mỹ về tiêu thụ tôm Việt Nam.
Trong quý 3 và 4, nhu cầu tôm ở Nhật Bản từ các nhà cung cấp trên thế giới có thể không cải thiện nhiều do nền kinh tế này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Related news

Để có đàn giống tốt phục vụ cho nuôi thương phẩm, cần đặc biệt chú trọng đến khâu ương nuôi từ giai đoạn cá bột cho tới cá giống.

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã trồng thử nghiệm me ngọt (giống Thái), mang lại hiệu quả đáng kể. Người trồng thành công nhất là mô hình của anh Hồ Quang Dũng ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên - Trà Vinh. Anh Dũng cho biết với diện tích 2 hecta, anh đã trồng trên 250 cây, hiện đang cho trái sum suê, năng suất bình quân mỗi cây khoảng 100 kg/vụ.

Ông Lê Minh Phú, Chi cục phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cho biết, cơ quan này đang cử cán bộ đến gia đình ông Nguyễn Văn Diện để điều tra nguyên nhân cái chết của con sư tử biển, qua đó sẽ làm rõ trách nhiệm liên quan...

Cắt sơn hứng nhựa là mục đích cuối cùng của người trồng sơn. Cắt sơn có liên quan chặt chẽ với sản lượng, chất lượng sơn, nhiệm kỳ kinh doanh và hiệu quả kinh tế của cây Sơn. Do đó, nắm được kỹ thuật và khai thác hợp lý mới kéo dài được thời gian cho nhựa và trồng sơn sẽ thu được hiệu quả tối ưu.

Thủ tướng Chính phủ ngày 14.5 đã phê duyệt danh mục Dự án “Hỗ trợ khẩn cấp khống chế sự lây lan dịch bệnh chưa được xác định trên tôm”.