Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra

Nhiều bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra
Publish date: Friday. June 26th, 2015

Ông Nguyễn Hoài Nam- Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận xét, ngành cá tra đang phát triển nóng, thiếu quy hoạch và phải cạnh tranh trực tiếp với các loại cá thịt trắng khai thác từ biển đang có sản lượng gia tăng đột ngột mấy năm gần đây.

Do đó, việc Nghị định số 36 thực thi đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong cách thức quản lý theo chuỗi giá trị cho ngành cá tra; chấm dứt tình trạng thả nổi chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại; chấn chỉnh quy hoạch, cấp mã số vùng nuôi, cân đối cung- cầu sản lượng, áp dụng tiêu chuẩn nuôi theo VietGAP. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến các vấn đề chất lượng sản phẩm và thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu.

Phân tích một cách cụ thể, ông Nam cho rằng, Bộ NN&PTNT nên quy định hàm ẩm cá tra fillet không vượt quá 86% thay vì 83% như hiện nay. Ngoài ra, thay thế tỷ lệ mạ băng sản phẩm cá tra bằng quy định ghi nhãn bắt buộc trọng lượng tịnh trên bao vì. Vì quy định này sẽ tạo hành lang pháp lý bắt buộc DN nâng cao khả năng tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm hơn là đối phó trước thông quan.

Đối với thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu, các DN chế biến thủy sản (nhất là DN vừa và nhỏ) cho rằng, quy định này đang gây khó khăn trong việc quản lý hồ sơ và cung cấp đầy đủ chính xác các giấy tờ liên quan khi lô hàng xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu của nhiều ao nuôi, trại nuôi khác nhau. Thêm vào đó, các mặt hàng xuất khẩu chế biến từ phụ phẩm cá tra (bột cá, dầu cá, bao tử cá…) không thể cung cấp chính xác hồ sơ nguyên liệu khi thành phẩm và phụ phẩm sang các thị trường khác nhau.

“Thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra không phải là công cụ có thể giúp kiểm soát được nguồn cung cá tra mà chỉ khiến DN tốn kém thêm nhiều chi phí và thời gian. Các DN đã nghiên cứu và hoàn toàn không thuyết phục khi việc đăng ký và khai báo này chỉ là hình thức của một thủ tục hành chính chứ không phải là một công cụ hữu hiệu đo lường về sản lượng, giá bán như tinh thần của Nghị định 36”, bà Nguyễn Thị Ánh- Giám đốc Công ty CP thủy sản Sông Tiền cho biết.

Liên quan đến quy định giá sàn cá tra, VASEP cho hay, qua thống kê sản xuất nguyên liệu cá tra thì hiện nay có tới 70% sản lượng nguyên liệu cá tra do chính các DN tự nuôi nên việc thu mua cá nguyên liệu từ nông dân chỉ chiếm số lượng nhỏ. Do đó, quy định về giá sàn thu mua nguyên liệu cá tra là không hợp lý, thậm chí còn vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Trước những bất cập nêu trên, VASEP và các DN chế biến xuất khẩu thủy sản đã đi đến thống nhất là cần thiết phải bãi bỏ thủ tục quy định về giá sàn xuất khẩu nguyên liệu cá tra. Bãi bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra qua Hiệp hội cá tra Việt Nam mà xem xét thay vào đó là cơ chế chứng nhận từ các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương theo đúng các tiếp cận về đăng ký vùng nuôi của Nghị định 36. Bởi lẽ nếu là vì mục tiêu thống kê, quản lý sản lượng thì hoàn toàn không cần tới cơ chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu bởi với các cơ chế kiểm soát như hiện nay của các cơ quan chức năng (Hải quan, Nafiquad và Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương) đã có thể thống kê tốt các mục tiêu này.


Related news

Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

Thursday. November 14th, 2013
Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.

Thursday. November 14th, 2013
Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê cũng như sự thành bại của người trồng cà phê sau một năm vất vả chăm sóc, bảo vệ. Nhưng hiện vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi nước tưới phải đối mặt với nhiều thách thức.

Thursday. November 14th, 2013
Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện nay là thời điểm sâu bệnh gây hại trên cây điều phát triển mạnh. Các loại sâu hại phổ biến là: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Chỉ tính từ ngày 22 đến ngày 28-10, diện tích bị bọ xít muỗi gây hại trên cây điều trong tỉnh là 108 ha, trong đó mức độ nhẹ 98 ha, trung bình 10 ha (tăng 9 ha so với kỳ trước). Do vậy, nông dân cần chú ý bọ đục chồi trong thời gian tới.

Thursday. November 14th, 2013
Hiệu Quả Từ Chương Trình Trồng Sắn Mới Hiệu Quả Từ Chương Trình Trồng Sắn Mới

Mía và sắn là 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Ðồng Xuân (Phú Yên). Ngành Nông nghiệp của huyện đang tiến hành đưa các bộ giống mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Ðặc biệt là cây sắn, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình canh tác cây trồng bền vững, giúp người dân ổn định sản xuất.

Thursday. November 14th, 2013