Xuất Khẩu Thanh Long Ruột Đỏ Sang Thị Trường Mỹ

Sau nhiều năm tìm đầu ra ở thị trường nước ngoài, thanh long ruột đỏ, một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh đã chính thức được xuất khẩu sang thị Mỹ.
Thông qua Công ty NiNa Hoàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ của ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long đã xuất bán chào hàng thành công 900 kg trái thanh long ruột đỏ và ký hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ 4.000 kg vào cuối tháng 1/2013, với giá bán từ 15.000 - 30.000 đồng/kg.
Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh cho biết đây là lần đầu tiên tỉnh Trà Vinh đưa trái thanh long ruột đỏ ra thị trường nước ngoài, giúp nông dân nâng cao thu nhập và mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại trái cây ngon này.
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 60 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Châu Thành, cho năng suất bình quân khoảng 300 tấn trái/năm.
Để giữ vững thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế trái thanh long ruột đỏ, Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh đang triển khai hỗ trợ nông dân về kỹ thuật để sản xuất sản phẩm thanh long ruột đỏ an toàn; phát triển tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức lên hợp tác xã; xây dựng thêm tổ hợp tác thanh long ruột đỏ tại ấp Bà Mi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè và xúc tiến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho trái thanh long ruột đỏ tỉnh Trà Vinh.
Related news

Cuối tuần qua, tại TP.Tam Kỳ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn khuyến nông với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.

Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ vừa tổ chức hội thảo mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma, Emic dùng ủ phân chuồng, xác bã thực vật thành phân vi sinh.

Hơn 5 năm trở lại đây, chưa bao giờ người nuôi tôm trong tỉnh có được niềm vui trọn vẹn. Bởi nếu tôm không mất mùa do dịch bệnh thì cũng rớt giá thảm hại. Điều này luôn khiến những người trong cuộc đặt câu hỏi: Bao giờ nghề nuôi tôm mới tạo được đột phá sau sự ra đời rất huy hoàng của nó?

Ba mặt hàng nông thủy sản chính của xuất khẩu VN đều giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan.

Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).