Phòng bệnh cho gia súc trong mùa mưa

Để hạn chế số gia súc bị bệnh, người chăn nuôi cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
Củng cố chuồng trại vững chắc, tránh bị dột nước, đổ ngã, gió lùa, gia súc xổng chuồng. Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, dọn hết phân, thức ăn thừa và chất thải ra khỏi chuồng.
Dùng các loại thuốc sát trùng để tiêu độc chuồng trại theo hướng dẫn của cơ quan thú y sở tại và hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc.
Thực hiện tẩy giun sán cho gia súc khoảng 6 tháng một lần bằng Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin.
Nên chăn thả khi đã có ánh nắng mặt trời và ráo sương.
Thức ăn thô xanh bị nhiễm bẩn cần được rửa sạch, hong nắng gió cho ráo nước mới cho ăn.
Nếu thức ăn thô xanh còn non thì nên giảm khẩu phần này, đồng thời tăng khẩu phần rơm rạ đã có dự trữ.
Không cho gia súc ăn thức ăn ôi úa, thiu mốc, nhất là thức ăn tinh bổ sung. Nếu có loại thức ăn mới thì nên tập cho ăn rồi mới tăng dần lượng cho ăn để đảm bảo an toàn.
Thường xuyên vệ sinh máng nước uống và cho gia súc uống nước sạch.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm. Dự trữ đầy đủ thức ăn thô xanh.
Khi gia súc bị bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở đến điều trị.
Không vận chuyển, giết mổ gia súc bị bệnh; tiêu hủy gia súc chết bằng cách đào hố sâu, bỏ xác xuống hố, rắc vôi bột rồi lấp đất kín.
Related news

Nung nấu ý định phát triển nghề chăn nuôi gà đã lâu, nhưng do nguồn vốn ít, nên năm 1996, vợ chồng anh Võ Thanh Thanh (thôn Trà Giang 3, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) chỉ mua 40 gà con giống Lương Phượng về nuôi.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ dành khoản tín dụng khoảng 80.000 tỉ đồng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020.

Ngày 10/11, Cục Chăn nuôi phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Bắc với sự tham gia của 9 tỉnh, TP khu vực phía Bắc.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hóa, nhiều năm qua nông dân trên địa bàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã đưa vào chăn nuôi, trồng trọt nhiều loại cây trồng và vật nuôi đem lại giá trị kinh tế thiết thực.

Từ 100 ngàn đồng/kg vào đầu năm 2010, giá tiêu lần lượt nhảy lên 190 ngàn đồng, 230 ngàn đồng và năm 2015 có thời điểm giá tiêu tăng lên 240 ngàn đồng/kg.