Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả trong công tác phối hợp kiểm dịch giống thủy sản

Hiệu quả trong công tác phối hợp kiểm dịch giống thủy sản
Publish date: Thursday. July 16th, 2015

Năm 2015 là năm đầu tiên công tác kiểm dịch được thực hiện với tỷ lệ cao nhất, với sự tham gia tích cực từ các ngành theo chỉ đạo của UBND tỉnh Trà Vinh.

Theo số liệu của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, trong 06 tháng đầu năm 2015, tại 04 huyện vùng ven biển đã thả nuôi trên 03 tỷ con giống (tôm sú 1,67 tỷ con giống và thẻ chân trắng 1,42 tỷ con giống). Qua đó, số tôm giống được kiểm dịch gần 1,3 tỷ con (chiếm 43,3% so với tổng số con giống thả nuôi). Trong 02 tháng sau khi triển khai thực hiện Công văn số 959/UBND-NN ngày 06/4/2015 của UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương phối hợp giữa Sở NN-PTNT với Công an tỉnh trong công tác thanh tra, kiểm tra về giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, số tôm giống thông qua kiểm dịch trên 800 triệu con (qua trạm kiểm dịch, hộ nuôi tự đi kiểm dịch dịch vụ…).

Qua trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Hoàn Mỹ, Quyền Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho biết: Trước đây, công tác kiểm dịch cũng như công tác thanh tra, kiểm tra về giống thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, các cơ sở kinh doanh, vận chuyển và hộ nuôi chưa chấp hành tốt các quy định về kiểm tra chất lượng con giống. Qua thực hiện Quy chế phối hợp giữa Sở NN-PTNT và Công an tỉnh, trong này Sở NN-PTNT giao cho Thanh tra Sở NN-PTNT; Công an tỉnh giao Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ làm đầu mối phối hợp để thực hiện. Kết quả là, 100% các phương tiện vận chuyển kinh doanh giống thủy sản khi xuất-nhập vào địa bàn tỉnh đều bắt buộc phải thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã thực hiện 02 đợt về lĩnh vực giống thủy sản với 18 phương tiện vận chuyển giống thủy sản, đã phát hiện và xử lý 05 trường hợp vi phạm về vận chuyển giống thủy sản ra khỏi cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản. Đồng thời, buộc thực hiện kiểm dịch lại theo quy định 05 trường hợp trên với 08 mẫu (03 mẫu tôm sú giống và 05 mẫu tôm thẻ chân trắng).

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong công tác kiểm dịch giống thủy sản, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng, tránh các rủi ro về dịch bệnh từ con giống, đòi hỏi vai trò của từng địa phương nơi có các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phối hợp tuyên truyền, thực hiện tốt công tác kiểm tra và vận động người nuôi chọn con giống qua kiểm dịch, các cơ sở cung cấp giống uy tín, chất lượng và có nguồn gốc. Theo ông Trần Văn Dũng, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản: Đối với nuôi thủy sản, vấn đề chất lượng con giống có yếu tố quyết định rất lớn về sự thành công. Khi xảy ra dịch bệnh trên thủy sản (giống kém chất lượng, mang mầm bệnh…) sẽ dễ gây ra bệnh trên diện rộng và mầm bệnh lưu tồn trong môi trường nước.

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm thường tổ chức đến tận các cơ sở để xem và đưa mẻ con giống đi kiểm dịch tại nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, khi về tỉnh, ngành chuyên môn vẫn bắt buộc phải kiểm dịch lại các mẻ tôm này. Nguyên nhân là các hộ nuôi tôm tự đi kiểm dịch giống (đốm trắng, đầu vàng, taura, gan tụy…) nhưng không thực hiện ở các cơ quan kiểm dịch bắt buộc tại nơi đặt các cơ sở sản xuất là Chi cục NTTS hoặc trạm kiểm dịch trực thuộc các cơ quan của Chi cục NTTS nơi địa phương đó (theo quy định của Bộ NN-PTNT), nên các phiếu kiểm dịch khi đó không có giá trị.

Một vấn đề mà Thanh tra Sở NN-PTNT muốn chia sẻ với người nuôi thủy sản ở các huyện vùng ven biển là, để đảm bảo chất lượng giống thủy sản khi mua thông qua các đại lý, cơ sở chào hàng (con giống) đến người nuôi, cần thực hiện các yêu cầu bắt buộc là: Có phiếu kiểm dịch giống, phiếu xét nghiệm các loại bệnh, phiếu xuất hàng và thời gian vận chuyển con giống có giá trị theo quy định (từ cơ sở đến nơi nhận). Khi các thủ tục trên không đáp ứng đầy đủ cho người mua giống, cần báo ngay với địa phương hoặc cơ quan quản lý về giống thủy sản.


Related news

Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội) Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội)

Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.

Thursday. January 15th, 2015
Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững

Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

Thursday. January 15th, 2015
Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

Thursday. January 15th, 2015
Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Thursday. January 15th, 2015
Lúa Lai Được Bao Tiêu Với Giá 25.300 Đồng/kg Lúa Lai Được Bao Tiêu Với Giá 25.300 Đồng/kg

Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.

Thursday. January 15th, 2015