Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm

Theo đó, mục tiêu chung của kế hoạch là xây dựng vùng, cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu về ATDB của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE); bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể của kế hoạch là đến tháng 12-2015 có 30% cơ sở chăn nuôi gà tập trung được công nhận ATDB; đến tháng 7-2017 có trên 90% cơ sở chăn nuôi gà tập trung và 100% xã được công nhận ATDB; hoàn tất xây dựng hồ sơ về vùng ATDB cúm gia cầm, Niu-cát-xơn trên gà và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, công nhận.
Cũng theo kế hoạch này, đến tháng 12- 2018 sẽ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình OIE công nhận vùng ATDB đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà; đến tháng 12-2020 dự kiến sẽ được OIE công nhận vùng ATDB đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà…
Related news

Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.