Cần Thơ Tổ Chức Trình Diễn San Phẳng Mặt Ruộng Bằng Máy Làm Đất Sử Dụng Công Nghệ Laser

Ngày 18-3-2014, tại xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ đã diễn ra lễ bàn giao 3 máy làm đất sử dụng công nghệ laser và trình diễn san phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức.
Tại buổi lễ bàn giao, thực hiện theo hợp đồng cung cấp máy làm đất sử dụng công nghệ laser cho Ban quản lý cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP), Công ty TNHH thiết bị và công nghệ Minh Long (Hà Nội) tổ chức trình diễn vận hành máy trên đồng ruộng và bàn giao 3 máy cho Chi cục Bảo vệ thực vật (thuộc Sở NN&PNTT TP Cần Thơ) tiếp nhận quản lý, vận hành.
Theo đại diện của Công ty TNHH thiết bị và công nghệ Minh Long, máy làm đất sử dụng công nghệ laser được nhập khẩu từ một công ty của Ấn Độ, máy có khả năng san phẳng 4ha mặt ruộng/ngày. Do máy hoạt động dựa vào tín hiệu laser phát ra từ một thiết bị định vị nên san phẳng mặt ruộng với độ chính xác rất cao so với làm thủ công và bằng các máy móc truyền thống.
Theo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, 3 máy làm đất sử dụng công nghệ laser là một trong các gói hỗ trợ từ Dự án ACP do Ngân hàng thế giới(WB) tài trợ. Việc đưa các máy làm đất sử dụng công nghệ laser vào đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn giúp nông dân san bằng mặt ruộng tốt, từ đó tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý các loại dịch hại, giúp tiết kiệm trong tưới nước, bón phân, xịt thuốc...
Qua đó, giúp nông dân hạ giá thành sản xuất, tăng cao lợi nhuận. Thời gian qua, Dự án ACP đã có nhiều hỗ trợ cho thành phố phát triển ngành nông nghiệp theo định hướng thị trường.
Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông dân thông qua các hoạt động tập huấn, hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới, hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất.
Related news

Trồng dưa lưới từ năm 2016, nhưng phải mất 3 năm sau, lão nông Bùi Văn Phương ở Tống Trân, Phù Cừ, Hưng Yên mới làm chủ được quy trình và công nghệ.

Ở xã vùng cao Nghiên Loan, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), trồng cỏ là nghề hái ra tiền.

Anh Đinh Văn Ngọc - thế hệ 9X phát triển thành công nuôi hàu ghép cá thương phẩm, trở thành tấm gương làm giàu cho thanh niên địa phương.

Nông dân tại Ninh Thuận ngày càng ý thức được vai trò của việc sản xuất cây ăn quả theo quy trình kỹ thuật bài bản.

Ở miền núi Thanh Hóa, mô hình trồng cây đậu thiều làm cây chủ để thu cánh kiến đỏ cho thu nhập gấp hàng chục lần trồng rừng, nhưng dân lại chưa mặn mà.