Xuất khẩu cà phê giảm một nửa

Nguyên nhân khiến xuất khẩu cà phê năm nay giảm mạnh là vì thị trường thế giới cung nhiều hơn cầu.
Nhiều quốc gia dự trữ sản lượng cà phê lớn đều giảm lượng dự trữ tung hàng ra khiến giá cà phê trên thế giới càng giảm sâu.
Giá cà phê giảm mạnh, thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều doanh nghiệp Đồng Nai giảm lượng hàng xuất khẩu, đợi giá tốt lên mới bán ra.
Hiện cà phê của Đồng Nai đã xuất qua được trên 20 nước trên thế giới.
Mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu giảm 50,7%, nhưng kim ngạch vẫn đạt trên 419 triệu USD, bằng gần 77% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, thị trường xuất khẩu cà phê từ nay đến hết năm 2015 vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa hơn.
Related news

Bên cạnh cái lợi là tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thì nuôi trồng thủy hải sản trên cát lại tiềm ẩn không ít hiểm họa. Đó là môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh, thất thu…

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các vùng nuôi tôm của Quảng Ngãi đang được các thương lái nước ngoài đến thu mua và đẩy giá lên cao khiến nhiều người dân đổ xô làm hồ nuôi tôm. Hồ tôm “mọc” lên trong vườn nhà, thậm chí có hộ dỡ nhà lấy mặt bằng làm hồ tôm khiến nước ngầm cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.

Quảng Trị có thế mạnh phát triển đàn bò thịt không chỉ ở quy mô nông hộ nuôi dưới 10 con mà còn phát triển thành trang trại lớn để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Hiện tại nguồn bò thịt ở địa phương này không đủ cung cấp cho thị trường.

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, ảnh hưởng đến chăn nuôi và trồng trọt. Để giảm thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc.

“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.